Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 vũ khí quyết định chiến tranh tương lai

Máy bay tấn công không người lái, tên lửa siêu thanh, pháo laser, điện từ là những vũ khí có thể thay đổi cục diện chiến tranh trong tương lai.

c
Những máy bay tấn công không người lái UCAV sẽ là vũ khí chủ lực trong các cuộc xung đột quân sự ở tương lai. UCAV có tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn, khả năng tàng hình cao. Chúng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu có người lái trong các nhiệm vụ tấn công nguy hiểm. Các nước lớn trên thế giới đang đẩy mạnh tốc độ phát triển các loại UCAV. Mỹ đã hoàn tất quá trình thử nghiệm X-47B. Anh đang tập trung phát triển Taranis. Pháp có chương trình Neuron, Nga có chương trình MiG Scat. Trong ảnh, UCAV X-47B của Mỹ đang thử nghiệm trên tàu sân bay. Ảnh: Aviationweek
gizmag
Tên lửa siêu thanh sẽ là vũ khí tấn công mang tầm chiến lược trong tương lai. Chúng có thể bay với tốc độ gấp 6 lần vận tốc âm thanh (khoảng 6.400 km/h). Đây là tốc độ không thể đánh chặn. Tên lửa siêu thanh có thể tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, căn cứ chiến lược của đối phương chỉ với một phát bắn. Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển tên lửa siêu thanh. Chương trình X-51 WaveRider là một phần trong dự án phát triển vũ khí tấn công nhanh toàn cầu có tên Falcon của Mỹ. Những công nghệ tích lũy được từ chương trình X-51 sẽ được áp dụng cho chương trình phương tiện bay công nghệ siêu thanh HTV-2. Các thử nghiệm ban đầu vẫn chưa đạt kết quả mong muốn song người ta tin tưởng rằng công nghệ này sẽ được hoàn thiện trong tương lai. Ảnh: Gizmag
strategypage
Vũ khí laser năng lượng cao sẽ là vũ khí phòng thủ chủ lực trong các cuộc xung đột quân sự trong tương lai. Chúng có thể bắn luồng ánh sáng chết chóc, tiêu diệt máy bay, tên lửa hay các vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong các dự án phát triển vũ khí laser năng lượng cao. Đức cũng đạt được những thành công nhất định với pháo laser dùng cho mục đích phòng thủ. Tiềm năng của vũ khí laser năng lượng cao là rất lớn nên các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức Trung Quốc đang đầu tư khá mạnh cho công nghệ vũ khí tương lai này. Ảnh trên là hệ thống vũ khí laser LaWs lắp trên tàu khu trục USS Ponce của Hải quân Mỹ. Ảnh: Strategypage
gizmag
Pháo điện từ có thể bắn một đầu đạn không thuốc nổ với vận tốc lên đến 8.600 km/h. Nó tiêu diệt mục tiêu bằng vụ va chạm tốc độ cao mà không cần sử dụng đến thuốc nổ. Các nhà khoa học tin tưởng rằng, pháo điện từ sẽ mang lại hiệu quả tác chiến cao gấp nhiều lần so với các loại vũ khí hiện tại. Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA, Mỹ đang phối hợp với nhà thầu BAE Systems để phát triển và thử nghiệm pháo điện từ. Dự kiến Hải quân Mỹ sẽ đưa vào sử dụng pháo điện từ lắp trên chiến hạm vào năm 2016. Ảnh: Gizmag

Bom xung điện - hiểm họa mới của nhân loại

Bằng cách tạo ra một trường điện từ cực lớn, bom xung điện có thể “nướng chín” các thiết bị điện tử trong một khu vực rộng lớn.


modernsurvivalonline
Vụ nổ từ bom xung điện EMP có thể "nướng chín" toàn bộ hệ thống điện tử trên một khu vực rộng lớn. Nguyên tắc hoạt động của bom EMP là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn làm nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến. Khi đi vào hoạt động, bom EMP sẽ là vũ khí mang tầm chiến lược để vô hiệu hóa khả năng tác chiến của các hệ thống điện tử đối phương. Ảnh: Modernsurvivalonline
popularmechanics
Các hoạt động quân sự trên thế giới phần lớn phụ thuộc vào hệ thống vệ tinh đang bay trên quỹ đạo bên ngoài trái đất. Tiêu diệt các vệ tinh quân sự có thể làm tê liệt các hoạt động tác chiến của đối phương. Sở hữu vũ khí chống vệ tinh sẽ là "át chủ bài" trong việc nắm ưu thế trong các cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai. Mỹ, Nga và Trung Quốc là 3 quốc gia đang theo đuổi các chương trình vũ khí chống vệ tinh. Gần đây, Ấn Độ tuyên bố đang xem xét các công nghệ cần thiết để phát triển loại vũ khí mang tầm chiến lược này. Ảnh: Popularmechanics

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm