Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 vũ khí giúp Nga 'hùng cứ' Bắc Cực

Nga đang vận hành bốn tàu phá băng chạy bằng hạt nhân, đủ nhiên liệu và tầm hoạt động để hỗ trợ cho các cuộc viễn chinh của quân đội trên khắp Bắc cực.

Tàu phá băng 

Tàu phá băng trang bị hạt nhân của Nga.

Loại tàu quan trọng nhất để đi vào vùng biển Bắc Cực chính là tàu phá băng. Nga sở hữu một hạm đội tàu phá băng lớn nhất trên thế giới. 

Việc trái đất nóng lên không làm băng ít đi, mà thay vào đó khiến cho sự di chuyển của khối băng thay đổi và khó đoán hơn. Để tiếp cận nguồn lực, các tàu dân sự và quân sự đều cần tới tàu phá băng, và trước mắt, Nga được trang bị hạm đội tàu phá băng tốt nhất, để đóng vai trò bảo đảm cho cả toàn cầu đến được Bắc Cực.  

Nga đang vận hành bốn tàu phá băng chạy bằng hạt nhân, đủ nhiên liệu và tầm hoạt động để hỗ trợ cho các cuộc viễn chinh của quân đội trên khắp Bắc Cực. Trái lại, Mỹ chỉ có duy nhất một nhóm ba tàu phá băng của lực lượng tuần duyên. Các tàu phá băng đảm bảo cho quân đội Nga tới Bắc Cực với mức độ chắc chắn, mà không quốc gia nào khác mong muốn. Điều này khiến Nga tự do trong việc lên kế hoạch cho quân đội và chiến lược tiếp cận nguồn lực ở khu vực Bắc Cực. 

Tàu ngầm Akula 

Tàu ngầm lớp Akula của Nga.

Đôi khi cách tốt nhất để đối phó với băng chính là tránh xa các tảng băng. Thời Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ, Anh và Liên Xô hoạt động dày đặc dưới vùng biển Bắc Cực, với việc các máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công không ngừng rình mò theo sát lẫn nhau. 

Các tàu ngầm của Nga có kinh nghiệm dày dặn khi hoạt động dưới biển Bắc Cực, và có cấu trúc hỗ trợ mạnh mẽ trong các căn cứ cũ của Liên Xô dọc vành đai của đại dương. 

Tàu tấn công hạt nhân hàng đầu của Nga vẫn là Akula – tàu ngầm "quái vật" có thể mang theo cả kho vũ khí khổng lồ. Mặc dù được xây dựng từ những năm 1980, tàu Akula vẫn có thể hoạt động hiệu quả trong việc diệt các tàu ngầm (cho dù là dưới bề mặt băng hay là trên mặt biển), và chống các tàu vận tải (ở nơi mà bề mặt băng thu nhỏ lại có thể khiến cho các tên lửa hành trình trở nên hiệu quả hơn).

Akula thật sự hoạt động không êm như tàu cùng loại của phương Tây, nhưng nó bù lại ở quy mô và khối lượng vũ khí chuyên chở theo. Hạm đội Biển Bắc của Nga, thường có nhiệm vụ tác chiến ở Bắc Cực, hiện sở hữu 6 chiếc Akula và vẫn hoạt động dưới các khối băng. 

Máy bay MiG-31

Dù cho mặt biển không đóng băng thì các điều kiện ở Bắc Cực cũng rất khó khăn cho các hoạt động chuyên chở khí tài, nhất là khi xét đến tầm quan trọng cho các căn cứ không quân.

Hoạt động ở các căn cứ dọc vành đai Bắc Cực, máy bay MiG-31 Foxhound, phát triển từ MiG-25, có khả năng bao quát ở tầm rất rộng. MiG-31 và thế hệ trước của nó được thiết kế để săn lùng và tiêu diệt các máy bay ném bom của Mỹ định đột nhập vào vùng phòng không của Liên Xô. MiG-31 có hệ thống radar tốt hơn, khả năng thao tác tối ưu hơn. MiG-31 có thể gặp nhiều khó khăn khi đối phó với các siêu cơ thế hệ 4.5 hay thế hệ 5 của Mỹ, nhưng vấn đề là Mỹ không có căn cứ không quân tại khu vực này.  

Nga đang vận hành khoảng 200 máy bay MiG-31 trong lực lượng Hải quân và Không quân, và đã có các biện pháp khôi phục lại và cải thiện hạ tầng để hỗ trợ cho các căn cứ không quân ở Bắc Cực. 

Máy bay Tu-95/Tu-142

Tu-95 Bear là một trong những máy bay chiến đấu đời cũ nhất thế giới vẫn còn hoạt động tốt. Cũng như pháo đài bay B-52 của Mỹ, Tu-52 bay trong môi trường chiến lược hơn nhiều so với ý định ban đầu của những người thiết kế nên nó. Tuy nhiên, cả B-52 và Tu-95 đều có khung máy bay rất linh hoạt, các phiên bản của nó có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển. 

Phiên bản cổ điển Tu-95 có thể mang theo tên lửa đối hạm và đối đất. Phiên bản khác là Tu-142 có thể tác chiến chống tàu ngầm. Nga hy vọng tiếp tục duy trì hoạt động Tu-95 trong nhiều thập kỷ tới.

Các lực lượng đặc nhiệm

Biển Bắc Cực không có các địa điểm đổ bộ quy mô lớn và các trung tâm dân cư đông đúc. Thời tiết khắc nghiệt khiến cho con người không thể sinh sống được ngay cả ở các đảo lớn nhất. Trong những điều kiện đó, quân đội không sử dụng được lực lượng bộ binh đông đảo hay các đội hình bọc thép hùng hậu.  

Các lực lượng đặc nhiệm của Nga từ lâu đã chuẩn bị cho loại hình chiến tranh ở Bắc Cực. Trong thời Chiến tranh Lạnh, các đội Spetsnaz đã tập huấn để tấn công các đơn vị của NATO ở Na Uy, Faroes, Iceland và nhiều nơi khác.  

Những năm gần đây, Nga đã tăng cường huấn luyện các đội hình đặc nhiệm để triển khai ở Bắc Cực. Các tàu ngầm, máy bay và tàu trên biển có thể chuyên chở các đội chiến đấu này để đánh chiếm và canh giữ những nơi khó tiếp cận, do thám và gây nhiễu liên lạc.

Chính nhờ hệ thống di sản của Chiến tranh Lạnh mà nay Nga được trang bị kỹ càng cho cuộc đua ở Bắc Cực. Dù việc duy trì các lực lượng này là một thách thức, nhưng rõ ràng, nếu như biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn như dự đoán, thì trách nhiệm và cơ hội cho quân đội Nga ở Bắc Cực sẽ ngày càng lớn hơn. 

Khám phá hạm đội tàu phá băng nguyên tử Nga

Trên thế giới, chỉ nước Nga duy trì hạm đội tàu phá băng nguyên tử gồm 6 chiếc, đặt cảng tại thành phố Murmansk, miền bắc nước Nga.

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/210258/nam-vu-khi-giup-nga--hung-cu--ca-bac-cuc.html

Theo Lê Thu/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm