Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự khác nhau giữa chiến đấu cơ thế hệ 3 và 4

Các máy bay chiến đấu thế hệ 3 và 4 có sự khác biệt rất lớn từ thiết kế khí động học đến hệ thống điện tử, tải trọng vũ khí.

F-4 Phantom (trái) là tiêm kích-bom thế hệ 3 chủ lực của quân đội Mỹ những năm chiến tranh lạnh. F-16 là tiêm kích bảo vệ không phận chủ lực hiện nay của Mỹ. Thiết kế khí động học giữa hai thế hệ máy bay này có sự khác biệt rất lớn. Ảnh: Wikipedia
Buồng lái chiếc F-4 chi chít các đồng hồ số đặc trưng của công nghệ analog và không có màn hình hiển thị HUD. Buồng lái chiếc F-16 đời đầu đã sử dụng một phần công nghệ kỹ thuật số với các màn hình hiển thị LCD đa chức năng. Một tính năng quan trọng mà máy bay thế hệ 3 không có là màn hình hiển thị HUD. Ảnh: Awesomestories
Tiêm kích bom thế hệ 3 F-105 và tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4 F-15 của Không quân Mỹ. Về thiết kế khí động học, các tiêm kích thế hệ 4 có buồng lái bong bóng nhô cao hơn, nắp che buồng lái sử dụng toàn vật liệu kính cho phép phi công quan sát tốt hơn. Ảnh: Nationalmuseum
Buồng lái F-105 và F-15 đời đầu. Về cơ bản vẫn là công nghệ analog, các biến thể nâng cấp về sau của F-15 chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia
Tiêm kích thế hệ 3 MiG-23 và thế hệ 4 MiG-29 của Không quân Nga. Một trong những đặc trưng của tiêm kích thế hệ 3 là luồng lái có tầm quan sát rất hạn chế. Cửa hút không khí nằm hai bên hông. Các tiêm kích thế hệ 4 đều có buồng lái hình bong bóng, cửa hút không khí phần lớn nằm dưới bụng máy bay. Ảnh: Wallpapers
Buồng lái MiG-23 và MiG-29 đời đầu vẫn mang nét đặc trưng của công nghệ analog với chi chít các đồng hồ trên bảng điều khiển. Các biến thể nâng cấp về sau của MiG-29 mới chuyển sang dùng công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Photobucket
Cường kích thế hệ 3 Su-17 (biến thể xuất khẩu có tên Su-22) và tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa thế hệ 4 Su-27. Thiết kế khí động học giữa hai thế hệ máy bay này đã thay đổi hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia
Buồng lái Su-22M4 đặc trưng công nghệ analog và Su-27SM2 đặc trưng công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Pilot.strizhi

10 tiêm kích thế hệ 5 nổi bật nhất thế giới

Các cường quốc lớn trên thế giới đang đua nhau phát triển tiêm kích thế hệ 5 nhằm chiếm ưu thế trong cuộc chiến trên không.


Chiếc MiG-25 là một sự giao thoa giữa thế hệ 3 và 4. So với chiếc MiG-31 thế hệ 4, thiết kế khí động học của MiG-25 không khác biệt nhiều ngoài phần mũi của MiG-31 ngắn hơn. MiG-31 là chiếc máy bay thế hệ 4 có thiết kế buồng lái của máy bay thế hệ 3. Ảnh: Wikipedia
Cường kích thế hệ 3 Su-24 và tiêm kích-bom thế hệ 4 Su-34. Su-24 mang trong mình một số công nghệ thế hệ 4 đơn cử như hệ thống định vị tấn công kỹ thuật số. Nó được xem là một bước đệm giữa máy bay thế hệ 3 và 4. Các máy bay thế hệ 3 chủ yếu giới hạn trong một số nhiệm vụ nhất định. Phần lớn các máy bay thế hệ 4 đều có khả năng đa nhiệm, nó có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau trên cùng một chuyến bay. Ảnh: Military-today
Vũ khí trên tiêm kích thế hệ 3 chủ yếu là các loại tên lửa không đối không, đối đất tầm ngắn, bom rơi tự do. Tiêm kích thệ hệ 4 có bước đột phá lớn với các loại tên lửa không đối không, đối đất, đối hải tầm xa, bom thông minh và một số vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Ảnh: Ausairpower

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm