Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 kiểu đạn kỳ quái nhất thế giới (kỳ 2)

Súng trường tấn công dưới nước APS của Liên Xô phóng lao móc để diệt mục tiêu, còn đạn bọt biển giúp cảnh sát giải tán các cuộc biểu tình, bạo loạn.

Đạn dưới nước

vnb
Súng trường tấn công dưới nước ÁP phóng những lao móc nhỏ có chiều dài khoảng 12 m để diệt mục tiêu. Ảnh: blogspot.com

Trong những năm 70, giới chức Liên Xô luôn chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến với phương Tây. Đại Tây Dương nằm giữa Liên Xô và Mỹ nên Moscow nhận định rằng chiến tranh có thể xảy ra ở đây. Vì thế Moscow muốn một loại súng có thể bắn dưới nước. Đó là nguyên nhân khiến dự án súng trường tấn công dưới nước APS ra đời, Gizmag cho hay.

Thay vì bắn đạn, súng phóng những lao móc nhỏ có chiều dài khoảng 12 m để diệt mục tiêu. Lao móc có thể bay về phía mục tiêu với mức độ chính xác cao mà không ảnh hưởng tiêu cực tới phạm vi hay độ ổn định - hai vấn đề lớn đối với việc bắn súng dưới nước. Về sau người Nga đã thay thế APS bằng ADS, loại súng trường có thể hoạt động cả dưới nước lẫn trên cạn.

Đạn phá giáp

Một viên đạn phá giáp
Một viên đạn phá giáp Frag-12. Ảnh: ar15.com

Người ta thường dùng súng phóng lựu hay khẩu PRG để phá xe cơ giới hay bức tường lớn. Tuy nhiên, khẩu súng ngắn tự động AA-12 với đạn phá giáp Frag-12 là vũ khí cơ động hơn nhiều. Loại đạn đặc biệt có khả năng diệt mục tiêu trong phạm vi 200 m và xuyên thủng lớp thép với độ dày 12 mm. Tương thích với khẩu AA-12 với vòng đạn 20 viên, tốc độ bắn 450 viên/phút, Frag-12 thực sự là khắc tinh của mọi loại khí tài, cơ giới.

10 kiểu đạn kỳ quái nhất thế giới (kỳ 1)

Thay vì chứa thuốc nổ, đạn "Hơi thở rồng" dùng magie để gây cháy, còn súng Taser khiến mục tiêu tê liệt trong 20 giây bằng nguồn điện 500 V.


Muối có thể trở thành đạn

Súng ngắn có thể dùng nhiều loại đạn hơn so với súng trường hoặc súng lục. Một trong những loại đạn đặc biệt có thể tương thích với súng ngắn là đạn muối. Chúng không có khả năng sát thương, nhưng có thể ngăn chặn và làm tổn thương mục tiêu ở cự ly gần, Wired đưa tin. Vì thế, đạn muối là thứ lý tưởng để dọa bọn trộm. Người ta có thể chế tạo đạn muối dễ dàng vì nguyên liệu luôn sẵn trong mọi gia đình.

Ảnh minh họa: rediff.com
Ảnh minh họa: rediff.com

Ở cự ly gần, đạn muối không gây tổn thương da nhưng vẫn khiến đối tượng cảm thấy đau. Để sử dụng chúng, người bắn phải nạp từng viên muối bằng tay, và cũng phải rửa súng thật kỹ sau mỗi lần bắn để muối không bào mòn kim loại.

Súng bắn bọt biển

Khẩu súng
Súng phóng lựu M203 là loại vũ khí duy nhất có khả năng phóng đạn bọt biển. Ảnh: blogspot.com

Là loại đạn không gây sát thương, đạn bọt biển ra đời nhằm giúp cảnh sát giải tán các cuộc biểu tình hay bạo loạn. Nó chỉ tương thích với súng phóng lựu M203. Sau khi rời khỏi súng, đạn có thể đạt vận tốc 200 m/giây, Gizmodo khẳng định. Dù không gây sát thương nhưng nếu bay trúng mặt, nó có thể khiến con người choáng trong khoảng thời gian ngắn.

Đạn vuông

Một khẩu Puckle trong bảo tàng. Ảnh:
Một khẩu Puckle trong bảo tàng. Ảnh: Mirror

Mọi loại đạn đều có hình trụ với đầu nhọn để gây sát thương và đạt vận tốc lớn. Nhưng vào năm 1718, khi đế quốc Ottoman đang đe dọa cả châu Âu, người Anh đã phát minh súng Puckle. Điểm độc đáo của Puckle là nó bắn đạn vuông, bởi người sáng chế súng tin rằng đạn vuông sẽ có khả năng sát thương lớn hơn đạn nhọn, Popsci cho hay. Nhưng chẳng bao lâu người Anh ngừng sử dụng Puckle vì độ chính xác rất thấp. Nhưng nó chính là tiền thân của súng lục ổ quay ngày nay.

4 loại súng nổi tiếng vì khả năng hại chủ

Súng Glisenti M1910 từng khiến quân đội Italy thua nhiều trận quan trọng, còn khóa an toàn của một súng ngắn do Nhật chế tạo tệ đến nỗi người sử dụng có thể gặp họa khi nạp đạn.

10 vũ khí làm thay đổi thế giới

Máy bay chiến đấu không người lái X-47B làm thay đổi cuộc chiến trên không, trong khi giới chuyên gia lo ngại các vũ khí siêu thanh có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm