Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 loại súng nổi tiếng vì khả năng hại chủ

Súng Glisenti M1910 từng khiến quân đội Italy thua nhiều trận quan trọng, còn khóa an toàn của một súng ngắn do Nhật chế tạo tệ đến nỗi người sử dụng có thể gặp họa khi nạp đạn.

Súng ngắn có khả năng tan thành từng mảnh

vmn
Hệ thống bắn của súng Glisenti M1910 tuy phức tạp nhưng lại rất yếu. Ảnh: historicalfireamrs.info

Glisenti M1910 là một trong những súng bán tự động đầu tiên phục vụ binh sĩ ngoài tiền tuyến. Ra đời vào năm 1910, nó xuất hiện trên trận địa trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, cuộc chiến tranh thuộc địa của Italy tại Libya và Somalia. Hệ thống bắn của súng tuy phức tạp nhưng lại rất yếu do các kỹ sư thiết kế muốn người sử dụng có thể tháo và lắp từng bộ phận của nó dễ dàng.

Nếu người sử dụng bắn quá lâu, các bộ phận của Glisenti M1910 lỏng dần tới khi chúng rời khỏi nhau. Trong trường hợp binh sĩ muốn tăng sức mạnh hỏa lực bằng cách sử dụng loại đạn Parabellum (có cùng kích cỡ với đạn của Glisenti M1910), súng sẽ nổ tung và có thể gây thương tích, thậm chí tử vong) cho người bắn. Dù các chuyên gia cố gắng cải tiến M1910 nhiều lần, cuối cùng quân đội Italy vẫn phải thay thế nó bằng loại súng khác, Washington Post cho biết.

Súng trường tấn công siêu ngắn của quân Anh

Súng SA-80
Sau 100 lần cải tiến, súng SA-80 mới trở thành vũ khí hiệu quả của quân đội Anh. Ảnh: army-technology.com

Sa-80 là mẫu súng trường tấn công chính xác nhất hiện nay của quân đội Anh. Bắt đầu phục vụ quân đội từ năm 1987, súng có hộp đạn và bệ khóa nòng ở phía sau cò - một kiểu thiết kế tương đối kỳ quái khiến nó ngắn hơn các súng trường tấn công khác. Dù súng ngắn, nòng của nó vẫn đủ dài và dày theo đúng tiêu chuẩn, Express đưa tin. SA-80 có cơ chế nạp đạn tự động bằng trích khí ngắn với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay.

Trong giai đoạn đầu, kiểu dáng “băng đạn phía sau cò” khiến SA-80 chỉ hoạt động hiệu quả nếu người bắn đặt súng lên vai phải. Đạn thường xuyên kẹt trong súng. Quân đội Anh phải cải tiến nó hơn 100 lần trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất (gấp đôi so với số lần nâng cấp các loại súng trường tấn công khác). Bất chấp nỗ lực của các kỹ sư, đạn vẫn kẹt trong môi trường bụi. Mãi tới những năm gần đây, chất lượng của SA-80 mới khiến binh sĩ Anh hài lòng.

Khẩu súng ngắn có thể giết chủ khi nạp đạn

Một khẩu Nambu Type 94. Ảnh:
Một khẩu Nambu Type 94. Ảnh: omegacrossroad.com

Giới sử gia nhận định súng ngắn bán tự động Nambu Type 94, ra đời vào năm 1934, là vũ khí gây thiệt hại lớn nhất cho phát xít Nhật Bản trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, theo Japan Times.

Nambu Type 94 dùng loại đạn tương đối yếu và người bắn chỉ có thể nhét tối đa 6 viên đạn trong mỗi lần nạp. Độ chính xác của súng cũng rất thấp. Người dùng không thể kéo chốt trong môi trường ẩm và không thể kéo chốt nếu họ đeo găng tay. Trong quá trình súng khai hỏa, đôi khi hộp đạn có thể rơi.

Nhưng khiếm khuyết đáng sợ nhất là khóa an toàn nằm ở bên trái, gần cò súng. Nếu ngoại lực tác động vào khóa an toàn, đạn có thể rời khỏi nòng súng khi người dùng không siết cò. Trên thực tế, nếu ngón tay người vô tình ấn khóa an toàn khi nạp đạn, súng có thể khai hỏa. Mức độ nguy hiểm của Nambu Type 94 trở đạt mức cao nhất vào giai đoạn cuối của Đại chiến Thế giới lần thứ hai, khi trình độ tay nghề của thợ giảm và vật liệu trở nên khan hiếm.

Loại súng máy với ổ đạn không thể tháo rời của Italy

Khẩu Breda M1930. Ảnh:
Khẩu Breda M1930. Ảnh: sixtharmygroup.com

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, binh sĩ Italy dùng súng máy Breda M1930. Chúng "nổi tiếng" vì bắn chậm, đạn dễ kẹt hoặc rơi ra ngoài. Điểm nổi bật trong thiết kế của chúng là thoi nạp đạn đóng nên người sử dụng nạp đạn bằng phản lực bắn và một thiết bị quét dầu lên đạn khi chúng chui vào súng, theo Guardian.

Hoạt động bôi dầu khiến đạn văng ra ngoài dễ dàng hơn, ngay cả khi chúng chúng chưa hoàn toàn lọt vào khoang chứa. Nhưng nếu tác chiến trong môi trường bụi bặm (chẳng hạn như sa mạc), chúng sẽ khiến bụi bám vào đạn, khiến đạn dễ kẹt hoặc rơi.

Với súng máy Breda M1930, quân đội Italy từng chịu nhiều trận thua đậm trong các chiến dịch ở Ethiopia và những trận đánh trên các sa mạc ở Bắc Phi. Sau đó quân đội Italy ngừng sử dụng súng máy có cơ chế bôi dầu vào đạn.

Ổ đạn của Breda M1930 là bộ phận không thể tách rời của súng. Sự gắn kết giữa ổ đạn và thân súng khiến quá trình nạp đạn diễn ra lâu hơn so với các loại súng máy có ổ đạn rời. Độ giật của súng rất lớn và dễ ngừng hoạt động khi nhiệt độ môi trường cao. Đây là đặc điểm vô cùng bất lợi trong các chiến dịch trên sa mạc ở châu Phi.

7 vũ khí kỳ lạ có thật trong lịch sử ít người biết

Bom chứa dơi sống, tàu sân bay có thể lặn rồi trồi lên mặt nước, tên lửa do bồ câu dẫn đường là những vũ khí ra đời trong Thế chiến II gây hiệu quả bất ngờ.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm