Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vũ khí Nga qua mặt Mỹ ở thị trường Đông Nam Á

Dù kém Mỹ về thị phần toàn cầu, nhưng Nga lại là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho các quốc gia Đông Nam Á với giá trị 6,6 tỷ USD giai đoạn 2010-2017.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các quốc gia Đông Nam Á đã tăng chi tiêu mua sắm vũ khí trong giai đoạn 2010-2017. Dù Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về doanh số bán vũ khí, nhưng ở Đông Nam Á, Nga mới là quốc gia dẫn đầu, South China Morning Post cho biết.

Giai đoạn 2010-2017, khu vực Đông Nam Á đã mua từ Nga 6,6 tỷ USD vũ khí, chiếm 12% tổng doanh số vũ khí của Moscow. Trong khi đó, giá trị mua vũ khí từ Mỹ là 4,5 tỷ USD, tương đương khoảng 6% doanh số toàn cầu của Mỹ.

Theo SIPRI, các quốc gia Đông Nam Á tăng cường mua sắm vũ khí phần lớn để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

William Courtney, nhà phân tích cao cấp của tập đoàn RAND (tổ chức tư vấn quốc phòng cho Lầu Năm Góc), cho biết lo ngại trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á nhìn thấy tính kinh tế khi mua vũ khí từ Nga.

Nga dan dau ban vu khi cho Dong Nam A anh 1
Trực thăng Mi-24 của Nga phóng rocket trong một cuộc tập trận. Ảnh: AFP.

Vũ khí Nga có giá cả cạnh tranh và năng lực cao. Ví dụ hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf vượt trội Patriot của Mỹ về thông số kỹ thuật, nhưng có giá chỉ bằng một nửa.

Một lợi ích khác khi mua vũ khí Nga là tính linh hoạt trong thanh toán. Moscow đôi khi cho phép khách hàng mua vũ khí đổi bằng dầu cọ, hoặc các mặt hàng khác với giá thấp hơn giá thị trường.

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp tại SIPRI, cho biết vũ khí hiện đại đang đổ về Đông Nam Á trong những năm qua, vì các nước hiện có đủ khả năng để mua chúng. Với sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên qua, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã có thể chi nhiều tiền hơn cho mua sắm vũ khí.

Bên cạnh các khách hàng truyền thống như Indonesia, Malaysia và Việt Nam, một số nước đồng minh và đối tác của Mỹ như Thái Lan, Philippines cũng xem xét mua vũ khí từ Nga.

Tại Indonesia, quốc gia chiếm 10% doanh số vũ khí Nga ở Đông Nam Á kể từ năm 2010, khi Washington đóng băng tài trợ quốc phòng. Theo ông Wezeman, điều này khiến Jakarta cảnh giác khi phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ quốc gia nào về trang thiết bị quốc phòng.

Malaysia cũng đang xem xét mua máy bay chiến đấu Sukhoi để hiện đại hóa không quân. Thái Lan, Indonesia đã có một số tùy chọn trong việc mua vũ khí từ Nga, ông Wezeman cho biết.

Nhật muốn bán F-15 cũ của Mỹ cho các nước Đông Nam Á

Chính phủ Nhật Bản muốn bán những tiêm kích F-15 cũ cho các nước Đông Nam Á nhằm bù đắp chi phí cho hợp đồng mua 100 tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ.

Thái Lan tranh thủ cạnh tranh Mỹ - Trung để nâng cấp kho vũ khí

Thái Lan hiện đại hóa và bổ sung vũ khí, trang thiết bị cho lực lượng vũ trang nước này với sự hỗ trợ từ cả Trung Quốc và Mỹ giữa bối cảnh cạnh tranh chiến lược khu vực gia tăng.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm