Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VN-Index hồi phục hơn 22 điểm, trở lại mốc 1.200

Thị trường Việt Nam diễn biến đồng chiều với thị trường quốc tế. Trong ngày chứng khoán Nhật Bản và các nước châu Á - Thái Bình Dương hồi phục, VN-Index đã tăng trở lại hơn 22 điểm.

Chứng khoán hồi phục hơn 22 điểm. Ảnh: Việt Linh.

Sau phiên điều chỉnh tồi tệ nhất trong gần 4 tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh mẽ. Rung lắc vẫn xuất hiện trong phiên sáng như hệ quả của quán tính giảm trước đó. Tuy nhiên, việc nguồn cung hạ nhiệt và dòng tiền bắt đáy tăng lên đã kéo VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm.

Thực tế, diễn biến tích cực tại Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào sự khởi sắc của thị trường quốc tế, tiêu biểu nhất là Nhật Bản. Trong phiên hôm nay, Nikkei 225 đã lấy lại hơn 3.200 điểm (+10,23%) sau cú sụt giảm hơn 4.400 điểm đầu tuần, mức thiệt hại vượt xa cả "ngày thứ 2 đen tối" năm 1987.

Kết phiên, VN-Index tăng 22,21 điểm (+1,87%) lên 1.210,28 điểm; HNX-Index tăng 3,75 điểm (+1,68%) lên 226,46 điểm; UPCoM-Index tăng 1,13 điểm (+1,24%).

Thanh khoản giảm mạnh so với phiên hôm qua xuống hơn 18.000 tỷ đồng, một phần do tâm lý nhà đầu tư đã bình tĩnh trở lại.

Tương tự, bảng điện tử cũng thể hiện thái cực trái ngược với sắc xanh chiếm ưu thế. Trong đó, toàn thị trường ghi nhận 617 mã tăng (gồm 29 mã tăng trần), 780 mã giữ tham chiếu và 207 mã giảm (gồm 17 mã giảm sàn).

Riêng rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 28 mã tăng và 2 mã giữ tham chiếu là TCB, VIC. Chỉ số đại diện rổ cũng lấy lại hơn 20 điểm thiệt hại (+1,68%) và tăng lên mốc 1.252 điểm.

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index thu hẹp mức độ thiệt hại và trở lại giao dịch trên mốc 1.200 điểm. Ảnh: TradingView.

Trong đó, các cổ phiếu trụ gồm VNM (+4,8%), GVR (+4,2%), MSN (+3,8%), BCM (+5,2%), BID (+1,4%), FPT (+1,9%), HVN (+6,6%), MBB (+2%), STB (+4,4%) và HPG (+1,4%) giữ vai trò động lực chính vực dậy thị trường.

Trái ngược, áp lực cản trở chủ yếu đến từ các mã VGC (-2%), TMS (-3,8%), QCG (-4,7%), HRC (-5,2%), VPI (-0,4%), KDC (-0,4%), DHC (-1,7%), LIX (-1,6%), TNC (-5,4%) hay VPH (-4,4%).

Các nhóm ngành nhìn chung đều ghi nhận nhịp hồi phục tốt. Trong đó, nhiều cổ phiếu có biên độ tăng giá lớn.

Điển hình như cổ phiếu chứng khoán có SSI (+3,3%), VND (+3,8%), HCM (+5,6%), VCI (+5,3%), MBS (+4,6%), FTS (+6,7%).

Hay như nhóm bất động sản có NVL (+3,1%), IDC (+3,8%), SNZ (+7%), TCH (kịch trần), NLG (+3,7%), PDR (+2,9%).

Khối ngoại giao dịch sôi động trở lại, song vẫn giữ quy mô bán ròng trên 800 tỷ đồng, chủ yếu giảm tỷ trọng cổ phiếu VJC (-357 tỷ đồng), MWG (-114 tỷ đồng), FPT (-114 tỷ đồng), AGG (-112 tỷ đồng).

Ngược lại, cổ phiếu VNM tiếp tục được gom 203 tỷ đồng, MSN (+42 tỷ đồng), HVN (+37 tỷ đồng).

Vì sao chứng khoán bị bán tháo gần 50 điểm?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất 4 tháng. Cú lao dốc với biên độ gần 50 điểm khiến VN-Index có lần thứ 10 thủng mốc 1.200 điểm.

Chứng khoán bị bán tháo dữ dội, VN-Index rơi gần 50 điểm

Thị trường Việt Nam có diễn biến đồng pha với khu vực khi cùng giảm mạnh trong ngày 5/8. Việc thiếu lực cầu hỗ trợ khiến VN-Index đang thiệt hại gần 50 điểm.

Chứng khoán Việt Nam có thể hồi phục đầu tuần

Các công ty chứng khoán đưa dự báo đồng thuận về một đợt hồi phục của chứng khoán Việt trong ngắn hạn. Quán tính này kéo dài từ phiên tăng gần 10 điểm hôm 2/8.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm