Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Vì sao chuỗi nhà hàng, cà phê ở TP.HCM chưa mở đồng loạt?

Bối rối khi áp dụng "3 tại chỗ" và phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe, các chuỗi cửa hàng thực phẩm và đồ uống (F&B) tại TP.HCM khó mở lại nhiều chi nhánh.

Vi sao chuoi nha hang ca phe o TP.HCM chua mo dong loat anh 1

Ngày 11/9, Phúc Long là chuỗi F&B đầu tiên tại TP.HCM mở cửa trở lại sau khi UBND TP cho phép mở bán mang đi. Tuy nhiên đến nay, toàn chuỗi mới có 20/56 cửa hàng hoạt động.

Tương tự, Cheese Coffee cũng chỉ mở lại 5/16 chi nhánh, đồng thời nhận giao số lượng đơn hàng giới hạn mỗi ngày trong khu vực quận 7.

Đây là những chuỗi hiếm hoi đã quay lại phục vụ khách hàng. Theo ghi nhận của Zing, hiện các cửa hàng cà phê của Starbucks, The Coffee House, Highlands Coffee, Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee... và các chuỗi nhà hàng của Golden Gate, Redsun... đều chưa mở cửa.

Lần đầu tiếp cận khái niệm "3 tại chỗ"

Đại diện Gong Cha Việt Nam cho biết vẫn đang từng bước liên hệ cơ quan chức năng tại địa phương nơi có các cửa hàng để hiểu rõ yêu cầu, hướng dẫn về nguyên tắc làm việc “3 tại chỗ”.

"Đây là lần đầu tiên Gong Cha Việt Nam tiếp cận quy định và khái niệm '3 tại chỗ' nên việc chuẩn bị phải từng bước một. Chúng tôi cần hướng dẫn của cơ quan chức năng cũng như tham khảo thông tin của các doanh nghiệp 'tiên phong' khác để làm sao có được tác phong làm việc '3 tại chỗ' an toàn và hiệu quả", vị này cho biết.

Đồng thời, thương hiệu cũng cần thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất và tiện ích để phục vụ cũng như động viên tinh thần cho nhân viên. Dự kiến trong các ngày 16-18/9, chuỗi sẽ lần lượt mở bán mang đi tại 5 chi nhánh ở TP.HCM.

Tương tự, ông Lê Bá Nam Anh, Tổng giám đốc The Coffee House cũng cho hay đang làm việc với cơ quan chức năng để chuẩn bị tốt trong khâu tổ chức, vận hành đảm bảo thực hiện đúng quy định của UBND TP và cố gắng đẩy mạnh tiến độ quay trở lại trong thời gian sớm nhất.

"Doanh nghiệp gặp một số khó khăn khách quan ở các khâu thủ tục hành chính và các chi phí liên quan như "3 tại chỗ", xét nghiệm Covid-19, logistics, nguyên vật liệu..."

Ông Lê Bá Nam Anh, Tổng giám đốc The Coffee House

Hiện doanh nghiệp gặp một số khó khăn khách quan ở các khâu thủ tục hành chính và các chi phí liên quan như "3 tại chỗ", xét nghiệm Covid-19, logistics, nguyên vật liệu...

Còn với Starbucks, mặc dù không quá khó khăn về mặt nguyên liệu hay cơ sở vật chất và nhân lực, thương hiệu cà phê quốc tế này vẫn phải đợi hướng dẫn cụ thể từ chính quyền địa phương để đánh giá khả năng sẵn sàng của các cửa hàng.

"Bài học về '3 tại chỗ' tại các khu công nghiệp vẫn còn đó nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể nào cho các cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống", đại diện Starbucks nói thêm.

Hôm 15/9, UBND TP.HCM, cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được bán mang đi từ 6h đến 21h hàng ngày và hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ".

Trong đó, người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine Covid-19 và xét nghiệm 5 ngày/lần, còn nhân viên giao nhận chỉ hoạt động nội quận và xét nghiệm 2 ngày/lần. Kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Vi sao chuoi nha hang ca phe o TP.HCM chua mo dong loat anh 2

Hầu hết nhà hàng, quán cà phê hoạt động theo chuỗi chưa mở cửa trở lại. Ảnh: Phương Lâm.

Trao đổi với Zing, ông Dominic Vũ, nhà sáng lập Dom Capital cho rằng thực tế chỉ hộ kinh doanh nhỏ lẻ mới có thể hoạt động trong tình trạng này, còn các chuỗi thì không.

Ông phân tích mô hình "3 tại chỗ" vốn dành cho sản xuất, trong khi thiết kế của một nhà hàng không có khu vực tắm rửa, nghỉ ngơi nên khó đảm bảo các điều kiện thiết yếu nhất để người lao động ở lại. Chưa kể, chi phí xét nghiệm Covid-19 định kỳ cho nhân viên sẽ làm tăng chi phí hoạt động.

Mặt khác, các đơn vị phải đăng ký với UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và UBND các phường, xã để được cấp giấy đi đường. Yêu cầu này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của các chuỗi nhiều chi nhánh.

Trong khi đó, nhân viên các chuỗi đã về quê hơn một nửa, nguyên vật liệu trở nên khan hiếm vì tỉnh, thành khác không cho lưu thông, còn lượng khách và doanh thu trong thời gian này lại chưa nhiều.

Chuỗi F&B đối mặt nhiều khó khăn

Trong bối cảnh này, đại diện Gong Cha Việt Nam cho biết đang đối mặt với những khó khăn về tài chính như lãi vay ngân hàng và tiền thuê mặt bằng, song song với nguy cơ nguyên vật liệu hết hạn hàng loạt.

"Những chi phí này rất lớn trong khi doanh thu của công ty bằng 0. Gong Cha không biết khả năng của mình có thể tự gồng thêm được bao lâu, nhưng đây là tình hình chung, chúng tôi hoàn toàn không thể dự đoán được việc đóng cửa sẽ còn bao lâu nhưng trên nguyên tắc sẽ nỗ lực để duy trì thương hiệu và công ăn việc làm cho nhân viên tại Việt Nam", vị này chia sẻ.

Khó khăn tương tự cũng được nêu rõ trong kiến nghị thư gửi lãnh đạo TP.HCM mới đây của nhóm các doanh nghiệp bán lẻ, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, mô hình chuỗi cửa hàng và nhà hàng gồm Golden Gate, Red Wok, QSR Management, Lê Kiên, Mesa, KFC, Pizza Hut, Starbucks, Jollibee, Loterria...

Các đơn vị cho rằng nếu không có phương án cho dòng tiền thì nguy cơ phá sản sẽ rất cao. Do đó, họ đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến nguồn vốn và các loại thuế, phí.

Đặc biệt, trong văn bản này, các doanh nghiệp cũng đề nghị TP ưu tiên tiêm vaccine cho lao động trong ngành, đồng thời không bắt buộc thực hiện "3 tại chỗ" với các cửa hàng có nhân viên đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, xét nghiệm định kỳ theo quy định và nghiêm túc thực hiện 5K. Người dân đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine có thể được phục vụ tại chỗ.

Vi sao chuoi nha hang ca phe o TP.HCM chua mo dong loat anh 3

Những chi phí cho "3 tại chỗ" càng khiến doanh nghiệp F&B khó khăn hơn. Ảnh: Phương Lâm.

Cùng chung những kiến nghị này, ông Lê Bá Nam Anh đề xuất TP xem xét nới dần những điều kiện cho việc mở bán khi số người tiêm mũi 2 đã nhiều.

"Những chi phí hoạt động cho '3 tại chỗ', xét nghiệm Covid-19, cùng với chi phí nguyên vật liệu và logistics tăng lên do khan hiếm nguồn cung gây sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nếu kéo dài quá lâu, đặc biệt khi chúng tôi vừa trải qua gần 5 tháng khó khăn trong đại dịch", ông nói với Zing.

Với mục tiêu mở lại khoảng 20 cửa hàng ở TP.HCM và 30-40 cửa hàng ở một số tỉnh, TP khác trong thời gian tới, The Coffee House hiện điều chỉnh cách thức vận hành phù hợp với "3 tại chỗ".

Tuy nhiên, để giải quyết một trong những vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp khi triển khai mô hình này, vị Tổng giám đốc The Coffee House cho rằng TP.HCM cần thực thi nhất quán các chỉ thị, công văn tại các quận, phường.

Đối với các chuỗi F&B hiện nay, việc cho phép mở cửa cần đảm bảo tính hiệu quả, bởi lẽ cửa hàng mở ra mà không có khách thì không thể có doanh thu.

Đại diện Gong Cha nhấn mạnh chỉ tự tin mở lại khi các công ty khác cho nhân viên đi làm. Lúc đó, thương hiệu mới có đủ độ lớn khách hàng trong phân khúc. Muốn vậy, hoặc dịch bệnh sớm qua mau, hoặc người dân có được một cuộc sống "bình thường mới".

Phúc Long bắt đầu bán mang đi, Highlands và Starbucks vẫn đóng cửa

Phúc Long là chuỗi F&B đầu tiên tại TP.HCM hoạt động trở lại sau khi được phép bán mang đi. Trung Nguyên, Starbucks, Highlands hay The Coffee House... vẫn chưa mở cửa.

Lác đác hàng quán chuẩn bị mở cửa trở lại ở TP.HCM

Sau khi UBND TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức bán hàng mang đi được hoạt động trở lại, chỉ có một số ít cửa hàng chuẩn bị mở cửa.

TP.HCM cho phép bán mang đi, chủ quán lẫn khách vừa mừng vừa lo

TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống được mở bán mang đi từ ngày 8/9. Nhiều chủ quán cho biết cảm thấy vui mừng nhưng vẫn bối rối về các quy định để được hoạt động trở lại.

Gia xang dung yen hinh anh

Giá xăng đứng yên

0

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng RON 95 chỉ tăng 30 đồng lên 20.590 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 23 lần tăng giá và 27 lần giảm giá.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm