Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Uy lực đội tàu tác chiến ven bờ của Mỹ

Hải quân Mỹ sở hữu nhiều tàu tác chiến ven bờ để tăng cường khả năng tác chiến mặt nước, chống ngầm và quét thủy lôi ở những khu vực gần bờ hoặc xung quanh các đảo.

USS Little Rock (LCS-9) là chiến hạm mới nhất của Hải quân Mỹ. Nó được đặt tên thánh và hạ thủy xuống sông Menominee ở Marinette, Wisconsin, hôm 18/7. LCS-9 thuộc lớp tàu tác chiến ven bờ Freedom (tự do) của Hải quân Mỹ. Các tàu lớp Freedom được quy định theo số lẻ trong khi các tàu lớp Independence (độc lập) được gắn với số chẵn.

USS Fort Worth (LCS-3) giám sát các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, chiến hạm thuộc lớp Freedom bị tàu tuần dương tên lửa Yancheng của Trung Quốc theo sát.

Chiến hạm USS Independence LCS-2 (trái) và USS CoronadoLCS-4 khi làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương. Cả hai tàu tác chiến ven bờ này đều thuộc lớp Independence. Đặc điểm nổi bật của các tàu chiến lớp này là có 3 thân cùng thiết kế giúp giảm thiểu sự phản hồi sóng radar.

Trực thăng AH-1 Cobra hạ cánh trên sàn tàu USS Fort Worth. Các tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom dài 115 m, rộng 17,5 m và có tải trọng choán nước 3.500 tấn. Chúng có khả năng hoạt động với vận tốc 87 km/h cùng phạm vi 6.500 km. Hải quân Mỹ có thể trang bị những vũ khí khác nhau cho các tàu lớp Freedom tùy từng nhiệm vụ. Nó cũng có nhà kho và sân đáp để mang theo trực thăng MH-60R/S Seahawk hoặc AH-1 Cobra cùng trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.

USS Independence song hành cùng tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) trong khuôn khổ tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2014 tại quần đảo Hawaii. Các tàu lớp Independence dài 127,4 m, rộng 31,6 m với tải trọng choán nước 3.100 tấn. Chúng có khả năng di chuyển với vận tốc 81 km/h cùng phạm vi hoạt động 8.000 km. Hệ thống vũ khí trên tàu được lắp đặt tùy từng nhiệm vụ. Tàu cũng có bãi đáp trực thăng và có thể mang theo 1 chiếc MH-60R/S Seahawk và 2 chiếc MQ-8B Fire Scouts.

Tàu USS Freedom (LSC-1) hoạt động ở vùng biển ngoài khơi California. Phần phía sau các tàu lớp Freedom có khả năng mở ra để đón các xuồng cao tốc của lực lượng đặc nhiệm hải quân.

Trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout hạ cánh trên tàu USS Fort Worth.

Đạn pháo cỡ nòng 57 mm trên các tàu lớp Freedom. Chúng được trang bị một khẩu pháo BAE Systems Mk 110 với 400 viên đạn trên nòng và 240 viên đạn dự trữ.

Tên lửa Kongsberg phóng từ tàu USS Coronado (LCS-4) trong cuộc tập trận tháng 9/2014. Đây là tên lửa chống hạm, có phạm vi hoạt động từ 185 tới 290 km. Nó di chuyển với tốc độ siêu cận âm, hướng tới mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường hiện đại, tăng cường khả năng diệt mục tiêu.

Tàu USS Gabrielle Giffords, chiến hạm mới thuộc lớp Independence. Nó được hạ thủy tháng 2/2015. Hải quân Mỹ lên kế hoạch sở hữu 20 tàu tác chiến ven biển.

Tàu USS Independence (LCS-2) phô diễn khả năng chuyển hướng trong cuộc tập trận ngoài khơi San Diego. Thiết kế 3 thân giúp chúng lướt nhanh trên mặt nước.

Chiến hạm USS Fort Worth phô diễn khả năng hoạt động USS Fort Worth là một trong những tàu chiến mới nhất của Hải quân Mỹ. Nó thuộc lớp tàu tác chiến ven biển Freedom và là chiến hạm đầu tiên được đặt theo tên thành phố Fort Worth.

Điều ít biết về hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới

Các tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên đa phần lạc hậu, năng lực tác chiến giới hạn ở ven bờ. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của hạm đội lớn nhất thế giới lại đến từ các tàu ngầm mini.

Sự cố làm mất bom nguyên tử hy hữu của quân đội Mỹ

Năm 1958, máy bay chuyên chở gặp sự cố khiến phi công phải thả một quả bom nguyên tử xuống biển nhưng quân đội Mỹ chưa bao giờ tìm thấy dấu vết của nó.

5 vu khi nguy hiem nhat cua NATO hinh anh

5 vũ khí nguy hiểm nhất của NATO

0

Tiêm kích F-16, lựu pháo tự hành PZH-2000, tàu ngầm Type-212 là ba trong những vũ khí đáng sợ của khối quân sự NATO.

Hồng Duy

Ảnh: US Navy

Bạn có thể quan tâm