Tàu khu trục lớp Sovremenny (chiếc đầu và cuối) do Nga chế tạo trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Socioecohistory |
Theo Diplomat, kỹ thuật quân sự của Nga đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Moscow đã chuyển giao cho Bắc Kinh hàng loạt công nghệ chủ chốt, giúp đồng minh hình thành nền móng công nghiệp quốc phòng.
Đến cuối những năm 50, Liên Xô đã giúp Trung Quốc xây dựng các nhà máy chủ chốt về công nghiệp xe tăng, máy bay, tên lửa. Khi xung đột biên giới giữa hai nước nổ ra, Liên Xô cắt viện trợ quân sự nhưng lúc đó, Trung Quốc đã có nền tảng cơ bản để phát triển nền công nghiệp quốc phòng bản địa.
Theo một báo cáo mới của Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) về Hải quân Trung Quốc (PLAN), trong những năm 90, quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến hành quá trình hiện đại hóa. Lúc này Nga tiếp tục giữ vai trò quan trọng với tư cách nhà cung cấp chính.
Báo cáo nhấn mạnh rằng, kỹ thuật quân sự của Nga góp phần chủ yếu vào khả năng tác chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc - bao gồm khả năng tấn công chính xác tầm xa cũng như khả năng phòng vệ trước các cuộc không kích của đối phương. CSIS giúp giới quan sát có cái nhìn tổng thể hơn về quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Trung.
"Vũ khí hiện đại của Nga đang giúp Trung Quốc mở rộng khả năng chống tiếp cận/từ chối khu vực (2A/2D) ở Tây Thái Bình Dương", báo cáo nêu rõ.
CSIS cho biết thêm rằng công nghệ phòng không do Nga chế tạo hoặc có nguồn gốc từ nước này cho phép các tàu chiến PLAN thiết lập ô phòng không như trên đất liền với tầm hoạt động ngày càng xa. Bên cạnh đó, các loại tên lửa chống hạm, cảm biến tầm xa do Nga sản xuất có thể đe dọa đội tàu mặt nước của Mỹ, thậm chí có khả năng tấn công các đảo Guam, Okinawa.
Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc bắt đầu giảm dần từ năm 2006 do sự mở rộng của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nhờ hoạt động sao chép bất hợp pháp của Bắc Kinh. Đánh giá chất lượng của các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sao chép là việc rất khó.
“Trung Quốc ngày càng sản xuất nhiều hệ thống vũ khí bản địa. Thực tế ấy khiến dư luận đặt câu hỏi về mức độ đổi mới trong nghành công nghiệp quốc phòng của họ. Cái gọi là 'đổi mới' của Trung Quốc thực chất là sự cải tiến một cách tương đối các công nghệ của nước ngoài, mà chủ yếu là Nga”, CSIS nhận xét.
Sự độc lập của Trung Quốc đối với Nga trong công nghệ tên lửa ngày càng lớn. Tuy nhiên, các loại tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của hải quân Trung Quốc vẫn là sản phẩm do Nga chế tạo như: SS-N-27B Klub (Sizzler), Kh-31 Krypton, Kh-59MK Kingbolt. Những tên lửa mới do Bắc Kinh sản xuất như YJ-12, YJ-18 đều dựa trên các mẫu của Moscow.
Ngoài sự phụ thuộc về vũ khí, năng lực trinh sát, giám sát của các tàu chiến PLAN vẫn phải dựa vào hệ thống cảm biến do Nga sản xuất. Ví dụ, tàu hộ tống Type-054A sử dụng radar Top Plate của Nga. Những hệ thống radar như Top Plate (Fregat-MAE 3), Dome Front (Orekh) và Tomb Stone vẫn là trụ cột trong hệ thống cảm biến trên tàu chiến hải quân Trung Quốc.
“Nếu không có những radar tiên tiến như vậy, Trung Quốc sẽ phải sử dụng các hệ thống kém năng lực, điều đó tạo ra lỗ hổng trong khả năng nhận thức tình huống trên chiến trường”, báo cáo nhấn mạnh.
Theo CSIS, năng lực phòng không trên các tàu chiến Trung Quốc đều phụ thuộc vào sản phẩm do Nga chế tạo hoặc khí tài mà họ sao chép lại. Ví dụ, hệ thống phòng không trên hạm HHQ-9 là sản phẩm sao chép từ S-300 của Nga, hay HHQ-16 được chế tạo dựa trên tổ hợp phòng không trên hạm SA-N-12 Shtil.
Bên cạnh đó, khả năng giám sát đường không, điều khiển hỏa lực trên các chiến hạm Trung Quốc đều là các sản phẩm do Nga chế tạo hoặc có nguồn gốc từ Nga. Tuy nhiên, CSIS cho rằng, gần đây Bắc Kinh dường như đã thu hẹp khoảng cách về công nghệ radar so với Moscow. Hệ thống radar Type-346 trên tàu khu trục Type-052C/052D có các mảng ăng ten tương tự radar AN/SPY-1 của Mỹ.
Bắc Kinh đang thu hẹp khoảng cách công nghệ so với Moscow, nhưng trong một số lĩnh vực chủ chốt họ vẫn phụ thuộc vào hợp tác giữa 2 nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm mà Hải quân Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm.
CSIS cho biết thêm, công nghệ phòng không do Nga chế tạo hoặc có nguồn gốc từ nước này cho phép các tàu chiến PLAN thiết lập ô phòng không như trên đất liền với tầm hoạt động ngày càng xa.
Báo cáo nhận định, năng lực phòng không trên các tàu chiến Trung Quốc đều phụ thuộc vào sản phẩm do Nga chế tạo hoặc nước này sao chép lại. Ví dụ, hệ thống phòng không trên hạm HHQ-9 là sản phẩm sao chép từ S-300 của Nga, hay HQ-16 được chế tạo dựa trên tổ hợp phòng không trên hạm SA-N-12 Shtil.
Mặc dù xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc bắt đầu giảm dần từ năm 2006. Nguyên nhân là do sự mở rộng của công nghiệp quốc phòng bản địa với các sản phẩm tiên tiến do hoạt động sao chép bất hợp pháp của Bắc Kinh. Các hệ thống vũ khí này rất khó để đánh giá chất lượng.
“Trung Quốc ngày càng sản xuất nhiều hệ thống vũ khí bản địa làm dấy lên câu hỏi về mức độ đổi mới trong nghành công nghiệp quốc phòng nước này. Cái gọi là “đổi mới” ở đây thực chất là sự cải tiến một cách tương đối các công nghệ sẵn có của nước ngoài, nhiều nhất là Nga”, trích báo cáo của CSIS.
Sự độc lập của Trung Quốc đối với Nga trong công nghệ tên lửa ngày một mở rộng. Tuy nhiên, các loại tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của hải quân nước này vẫn là sản phẩm do Nga chế tạo như: SS-N-27B Klub (Sizzler), Kh-31 Krypton, Kh-59MK Kingbolt. Những tên lửa mới do Bắc Kinh sản xuất như: YJ-12, YJ-18 đều dựa trên các mẫu của Moscow.
Ngoài sự phụ thuộc về vũ khí, năng lực trinh sát, giám sát của các tàu chiến PLAN vẫn phải dựa vào hệ thống cảm biến do Nga sản xuất. Ví dụ, tàu hộ tống Type-054A sử dụng radar Top Plate của Nga. Những hệ thống radar như: Top Plate (Fregat-MAE 3), Dome Front (Orekh) và Tomb Stone vẫn là trụ cột trong hệ thống cảm biến trên tàu chiến hải quân nước này.
“Nếu không có những radar tiên tiến như vậy, Trung Quốc sẽ phải sử dụng các hệ thống kém năng lực, điều đó tạo ra lỗ hổng trong khả năng nhận thức tình huống trên chiến trường”, báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, CSIS cho rằng, gần đây Bắc Kinh dường như đã thu hẹp khoảng cách về công nghệ radar so với Moscow. Hệ thống radar Type-346 lắp trên tàu khu trục Type-052C và Type-052D với các mảng ăng ten tương tự radar AN/SPY-1 của Mỹ.
Bắc Kinh ngày một thu hẹp khoảng cách công nghệ so với Moscow, nhưng trong một số lĩnh vực chủ chốt họ vẫn phụ thuộc vào hợp tác giữa 2 nước. Đặc biệt là trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm mà Hải quân Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm.