Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho châu Á

Một chuyên gia phương Tây nhận định tàu đổ bộ cơ động MPL của Trung Quốc có thể phục vụ tham vọng lãnh thổ phi lý của Bắc Kinh.

d
Tàu đổ bộ cơ động MLP của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố. Ảnh: Sina

Hải quân Trung Quốc đang dần hoàn thiện năng lực triển khai sức mạnh trên biển với chương trình đóng tàu đổ bộ cơ động mới. Theo National Interest, những hình ảnh mới nhất từ nhà mày đóng tàu Hoàng Phố cho thấy, nhà máy đang gấp rút hoàn thành loại tàu nửa nổi, nửa chìm.

Trước đó, tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly tại Anh từng đưa tin tàu có chiều dài khoảng 183 m, rộng 33 m, lượng giãn nước 5.000 tấn. Diện tích boong tàu khoảng 4.000 m2, đủ rộng để chở theo 3 tàu đổ bộ khí đệm Type-726 hoặc các phương tiện quân sự hạng nặng khác vào bờ.

Tạp chí cho rằng, tàu MLP của Trung Quốc có thiết kế giống tàu đổ bộ cơ động của Mỹ nhưng nhỏ hơn. Hải quân Mỹ là lực lượng đầu tiên trên thế giới phát triển khái niệm về tàu đổ bộ cơ động MLP. Thông tin về chương trình tàu đổ bộ mới của Trung Quốc xuất hiện trên một số trang mạng quốc phòng nước này vào đầu năm 2015.

Hải quân Trung Quốc đang muốn học Mỹ để tăng cường năng lực trên biển vốn còn khiêm tốn, Jane’s Defence Weekly bình luận.

Mối nguy hiểm tiềm tàng

a
MLP có khả năng chở tàu đổ bộ khí đệm lớn nhất thế giới đến những khu vực xa xôi. Ảnh: National Interest

Đánh giá về chương trình tàu đổ bộ mới của Trung Quốc Zachary Keck, thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ nhận định, vai trò chính của nó là vận chuyển vũ khí và trang thiết bị chiến đấu hạng nặng hay hoạt động như phương tiện kết nối các tàu lớn và nhỏ. Chúng rất hữu ích cho Bắc Kinh trong nhiều kịch bản khác nhau. Trung Quốc có thể sử dụng MLP cho các cuộc tấn công vào Đài Loan hay tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Đặc biệt, chúng sẽ tạo cho Bắc Kinh nhiều lợi thế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Keck nhận xét.

Vị chuyên gia về quốc phòng cho rằng, Trung Quốc đã mua tàu đổ bộ khí đệm Zubr từ Ukraine, nhưng hải quân của họ không có phương tiện có khả năng chở nó. Trong khi đó, bản thân tàu Zubr có phạm vi hoạt động chỉ vài trăm km. Bắc Kinh khó có thể sử dụng phương tiện đổ bộ lớn nhất thế giới ở những khu vực xa bờ.

Do đó, tàu MLP là phương tiện phù hợp để chuyên chở Zubr đến những khu vực xa xôi. Ngoài chương trình MLP, Bắc Kinh còn khẩn trương đóng mới tàu đổ bộ ro – ro (phương tiện có đường nối phía trước có thể nâng lên, hạ xuống để chuyển thiết bị vào trong) với tải trọng khoảng 3.500 tấn.

Hồi đầu tháng 6, Bắc Kinh ban hành quy định đóng mới các tàu dân sự theo tiêu chuẩn có thể chuyển đổi cho mục đích quân sự trong trường hợp khẩn cấp. Mọi chương trình đầy tham vọng của Trung Quốc - bao gồm đóng tàu đa năng, lấp biển, xây đảo - đều hướng đến mưu đồ độc chiếm Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng với Mỹ ở Thái Bình Dương.

Các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á cần hết sức cảnh giác với chương trình tàu đổ bộ đa năng MLP cũng như mục đích sử dụng các đảo nhân tạo của Trung Quốc, Keck bình luận.

Trung Quốc sắp có tàu đổ bộ cơ động tương tự Mỹ

Hình ảnh rò rỉ về một con tàu nửa nổi nửa chìm, sơn màu xám hải quân cho thấy Trung Quốc đang phát triển tàu đổ bộ cơ động (MLP) tương tự phiên bản của Mỹ.

Giải mã mưu đồ Trung Quốc với tàu đổ bộ chiếm đảo

Tàu đổ bộ Bizon mà Trung Quốc vừa mua không phù hợp tác chiến ở Biển Đông nhưng Bắc Kinh vẫn rất hồ hởi bởi điều mà Trung Quốc thực sự muốn trong thương vụ này chính là công nghệ.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm