Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã mưu đồ Trung Quốc với tàu đổ bộ chiếm đảo

Tàu đổ bộ Bizon mà Trung Quốc vừa mua không phù hợp tác chiến ở Biển Đông nhưng Bắc Kinh vẫn rất hồ hởi bởi điều mà Trung Quốc thực sự muốn trong thương vụ này chính là công nghệ.

Giải mã mưu đồ Trung Quốc với tàu đổ bộ chiếm đảo

Tàu đổ bộ Bizon mà Trung Quốc vừa mua không phù hợp tác chiến ở Biển Đông nhưng Bắc Kinh vẫn rất hồ hởi bởi điều mà Trung Quốc thực sự muốn trong thương vụ này chính là công nghệ.

Tàu đổ bộ khí đệm Bizon đầu tiên đã về đến Trung Quốc bằng tàu vận hải hạng nặng của hãng Hansa.

Ngày 25/5, tàu đổ bộ khí đệm đầu tiên trong hợp đồng đã cập cảng Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông bằng tàu vận tải hạng nặng Hansa Heavy Lift sau chuyến hải trình kéo dài gần một tháng từ Feodosyya Ukraine. 

Con tàu nặng 555 tấn đã được 2 cần cẩu chuyên dụng hạ thủy thành công, tàu sẽ được lắp đặt thêm các thiết bị như vũ khí và sẽ tiến hành bàn giao cho Hải quân Trung Quốc để thử nghiệm trong thời gian tới.

Mối hiểm họa cho khu vực

Vấn đề đang được dư luận khu vực quan tâm là Trung Quốc sẽ sử dụng tàu đổ bộ này vào mục đích gì? Tàu đổ bộ Bizon là một công cụ thiên về nhiệm vụ tấn công hơn là phòng thủ. Vậy Trung Quốc dùng nó để tấn công ai?

Tàu đổ bộ Bizon có khả năng chở theo 3 xe tăng hạng nặng, hoặc 10 xe bọc thép cùng 140 binh lính, tàu có tốc độ tối đa lên đến 60 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 55 hải lý/giờ. Bizon sẽ là công cụ hiệu quả để triển khai lực lượng đổ bộ tấn công đánh chiếm đảo.

Những chiếc cần cẩu khổng lồ đang nhấc bổng con tàu nặng hơn 500 tấn này khỏi mặt boong để đặt nó xuống biển.

Trên tàu được vũ trang 2 pháo bắn siêu nhanh Ak-630 với tốc độ bắn 3.000 phát/phút, 2 giàn phóng rocket 140 mm với cơ số 22 quả/giàn. Số vũ khí này mang lại khả năng chi viện hỏa lực rất lớn, tạo thuận lợi cho lực lượng đổ bộ lên đảo.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, tàu đổ bộ Bizon không phù hợp để hoạt động trên khu vực Biển Đông bởi nó có phạm vi hoạt động khoảng 480 km, chỉ phù hợp với các hoạt động ở eo biển Đài Loan. Mặt khác, tải trọng quá lớn của tàu không có tàu đổ bộ nào có thể mang theo.

Có thể tàu đổ bộ khí đệm đầu tiên này vẫn chưa phải là mối đe dọa thường trực đối với các tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, cái đích mà Trung Quốc đang hướng đến trong thương vụ này chính là công nghệ.

Như vậy niềm mơ ước bấy lâu nay của Trung Quốc đã thành sự thực. Họ không chỉ mua được tàu mà còn mua được cả công nghệ.

Một khi đã nắm vững được công nghệ chế tạo tàu đổ bộ khí đệm hiện đại,Trung Quốc hoàn toàn có thể thu nhỏ kích thước của tàu để phù hợp với các tàu đổ bộ cỡ lớn của họ như Type-071 lớp Ngọc Chiêu.

Trung Quốc cũng đang nhắm đến loại tàu đổ bộ cơ động MLP của Mỹ với tải trọng 80.000 tấn có khả năng chở theo hàng hóa, thiết bị từ tàu lớn vào bờ biển. Theo các nguồn tin, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tàu MLP tải trọng 50.000 tấn, với khả năng sao chép có “hạng” của Trung Quốc thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Bizon đã được đặt xuống biển và nó đã châm thêm ngòi nổ thùng thuốc súng Biển Đông đang trực chờ bùng nổ.

Nếu Trung Quốc chế tạo thành công tàu MLP lúc đó mọi thứ sẽ diễn biến theo chiều hướng hoàn toàn bất lợi đối với các tranh chấp tại Biển Đông. Một khi đã có phương tiện có thể “cõng” con bò rừng khổng lồ này thì giới hạn về địa lý không còn là vấn đề.

Trung Quốc ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn đối với các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Việc sở hữu tàu đổ bộ khí đệm Bizon thuộc hàng “khủng” của thế giới này giúp Trung Quốc có thêm công cụ để tiếp tục thực hiện các yêu sách phi lý theo kiểu “bắt nạt” tại Biển Đông. 

 quốc việt

Theo Infonet

 quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm