Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc phát triển tàu sân bay hạt nhân, dự định chạy vào năm 2025

Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo tàu sân bay hạt nhân đầu tiên và dự định đưa vào sử dụng từ năm 2025 song các chuyên gia hoài nghi mục tiêu này.

SCMP cho biết Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc (CSIC) đang chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Người ta không thể xác định loại tàu đang chế tạo nhưng một tuyên bố trên trang web của CSIC xác nhận các công việc liên quan đến tàu sân bay năng lượng hạt nhân đầu tiên đang được tiến hành.

2 tàu sân bay hiện có của Trung Quốc chạy bằng động cơ diesel. CSIC cho hay họ đang nghiên cứu loại tàu ngầm mới được trang bị hệ thống chống ngầm tự động và hệ thống thông tin điện tử toàn diện cho các trận hải chiến. SCMP từng báo cáo rằng Trung Quốc đã lắp trí thông minh nhân tạo (AI) trên tàu ngầm hạt nhân để hỗ trợ con người trong quá trình ra quyết định.

“Chúng ta phải cung cấp vũ khí và trang thiết bị công nghệ cao cho việc chuyển đổi chiến lược hướng đến lực lượng hải quân nước xanh vào năm 2025”, trích tuyên bố của CSIC. Tuy vậy, tuyên bố mới nhất của CSIC chỉ nói rằng họ đang làm việc về một số công nghệ then chốt liên quan đến tàu sân bay hạt nhân.

Chuong trinh tau san bay Trung Quoc anh 1
Type-001A tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy trong tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Li Jie, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh cho biết có một số rào cản kỹ thuật trong việc xây dựng tàu sân bay hạt nhân nhưng các kỹ sư Trung Quốc có thể khắc phục trước năm 2025. “Các kỹ sư đã có kinh nghiệm về lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm nhưng vẫn cần phải làm nhiều việc để áp dụng trên tàu lớn”, ông Li nói.

Các kỹ sư Pháp từng nói rằng nó không đơn giản chỉ là lắp nhiều lò phản ứng. Nó phải được thiết kế lại và Trung Quốc cần vượt qua nhiều khó khăn. Ông Li cho biết thêm các kỹ sư phải tìm ra cách xử lý vật liệu phóng xạ và giải quyết nhiều vấn đề an toàn khác nhau.

Mỹ là quốc gia duy nhất có công nghệ hạt nhân cho các tàu cỡ lớn. Hải quân Mỹ đang vận hành 11 siêu tàu sân bay, gồm 10 chiếc lớp Nimitz và một lớp Ford. Pháp là quốc gia thứ 2 có tàu sân bay năng lượng hạt nhân nhưng có quy mô nhỏ hơn và thường xuyên gặp vấn đề về động cơ.

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc buộc phải hướng đến năng lượng hạt nhân nếu muốn các tàu sân bay có thể hoạt động dài ngày trên biển. Năng lượng hạt nhân cũng là chìa khóa để xây dựng máy phóng điện từ tiên tiến, thay cho công nghệ phóng máy bay kiểu “nhảy cầu” đang sử dụng vốn tồn tại nhiều hạn chế.

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là một sản phẩm chưa hoàn thành của Liên Xô cũ được mua lại từ Ukraine vào năm 1998. Nhà máy đóng tàu Đại Liên (thành viên của CSIC) đã tân trang lại tàu và đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Dựa trên tàu sân bay Liêu Ninh, nhà máy đóng tàu Đại Liên đã xây dựng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, Type-001A. Tàu đang được thử nghiệm và dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2020. Theo một báo cáo vào tháng trước, nhà máy đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải, công ty con của CSIC đang đóng mới tàu sân bay thứ 3.

Tiêm kích Trung Quốc diễn tập trên tàu sân bay Liêu Ninh Tiêm kích hạm J-15 diễn tập mang mô hình tên lửa đối không và diệt hạm tuần tra quanh khu vực hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu đóng tàu sân bay thứ 3

Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ 3 với hệ thống phóng công nghệ cao tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải vào cuối năm 2017, nhưng thời gian hoàn thành không được xác định.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm