Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toàn cảnh chương trình tàu sân bay Trung Quốc

Những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình nâng cấp tàu sân bay Varyag mua lại từ Ukraine đã giúp Trung Quốc xây dựng hàng không mẫu hạm mới chỉ trong 5 năm.

Cận cảnh tàu sân bay 70.000 tấn tự đóng đầu tiên của Trung Quốc Tàu sân được gọi là Type-001A, có lượng choán nước khoảng 70.000 tấn, dài 315 m, rộng lớn nhất 75 m, lớn hơn một chút so với tàu sân bay Liêu Ninh mua và tân trang lại từ Ukraine.
Tau san bay Trung Quoc anh 1
Năm 1998, Trung Quốc mua lại tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành, thuộc sở hữu của Ukraine sau khi Liên Xô tan rã. Ở thời điểm đó, con tàu mới thi công được 68% hạng mục. Nó được bán cho Trung Quốc với giá khoảng 20 triệu USD. Ảnh: USNWC.
Tau san bay Trung Quoc anh 2
Năm 2005, Varyag được chuyển vào ụ tàu ở nhà máy đóng tàu Đại Liên để tiến hành nâng cấp và thi công các hạng mục còn lại. Ảnh: Getty.
Tau san bay Trung Quoc anh 3
Varyag được sơn lại phần vỏ, lắp đặt thêm thiết bị, động cơ, radar và vũ khí phòng vệ. Khoảng năm 2009, các hạng mục chính của tàu đã được hoàn thành. Ảnh: Ljplus.
Tau san bay Trung Quoc anh 4
Giữa năm 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quá trình nâng cấp tàu sân bay Varyag được hoàn thành chuẩn bị cho các hoạt động thử nghiệm trên biển. Tàu được xây dựng cho mục đích thử nghiệm, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Ảnh: Chinesemilitaryreview.
Tau san bay Trung Quoc anh 5
Cuối năm 2011, tàu bắt đầu các hoạt động thử nghiệm trên biển. Song song với đó, quá trình phát triển tiêm kích J-15 dùng cho tàu sân bay cũng được gấp rút hoàn thành. Ảnh: Chinesemilitaryreview.
Tau san bay Trung Quoc anh 6
Tàu được đưa vào hoạt động trong Hải quân Trung Quốc trong tháng 9/2012 và đổi tên thành Liêu Ninh (CV-16). SCMP cho biết tàu sân bay Liêu Ninh có thể mang theo 36 máy bay, trong đó có 24 tiêm kích trên hạm J-15, 6 trực thăng chống ngầm Z-18F và 4 trực thăng cảnh báo sớm Z-18J. Ảnh: Popsci.
Tau san bay Trung Quoc anh 7
Đầu năm nay, Liêu Ninh cùng một số tàu hộ tống tiến hành tập trận ở tây Thái Bình Dương, đánh dấu bước tiến mới trong hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Tau san bay Trung Quoc anh 8
Năm 2013, Trung Quốc bắt đầu đóng mới tàu sân bay nội địa đầu tiên, được gọi là Type-001A. Tháng 12/2015, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận nước này đang xây dựng tàu sân bay. Ảnh: Jeff Head.
Tau san bay Trung Quoc anh 9
Ngày 25/4, Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên. Tàu có thiết kế tương tự Liêu Ninh với đường băng kiểu "nhảy cầu", lượng choán nước khoảng 70.000 tấn. Ảnh: Reuters.
Tau san bay Trung Quoc anh 10
Type-001A được cho là có nhiều cải tiến về công nghệ, mang nhiều máy bay hơn so với Liêu Ninh, mang lại hiệu suất chiến đấu cao hơn. Từ việc nâng cấp tàu sân bay đóng dở của Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng công nghiệp đóng tàu cỡ lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Ảnh: Popsci. 
1.000 ngày đóng tàu sân bay của Trung Quốc Sau 3 năm xây dựng, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy sáng 26/4 tại thành phố cảng Đại Liên ở vùng đông bắc nước này.

Điểm yếu của tàu sân bay Trung Quốc so với tàu Mỹ

Tàu sân bay Trung Quốc mới hạ thủy có đường băng kiểu nhảy cầu nhiều hạn chế, trong khi tàu Mỹ sử dụng máy phóng linh hoạt được coi là tiến bộ hơn nhiều về công nghệ.




My va Israel 'ran nut' hinh anh

Mỹ và Israel 'rạn nứt'

0

Chiến dịch quân sự của Israel ở Lebanon đã được tiến hành bất chấp sự phản đối của Washington, đồng thời gây chia rẽ nội bộ chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Quốc Việt (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm