Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Trung Đông tăng nhiệt, thế giới Ả Rập như 'ngồi trên đống lửa'

Để ngăn chặn một cuộc chiến ở Trung Đông, nhiều quốc gia Ả Rập và phương Tây đang kêu gọi Iran kiềm chế các hành động trả đũa sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát ở thủ đô nước này.

xung dot dai Gaza anh 1

Các quốc gia Ả Rập và phương Tây đang tìm cách ngăn chặn một cuộc xung đột lớn tại khu vực Trung Đông, kêu gọi Iran kiềm chế sau khi nước này tuyên bố sẽ tấn công Israel để trả đũa vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của Hamas tại Tehran vào tuần trước, theo New York Times.

Jordan, Ai Cập, Saudi Arabia và Qatar - những nước có mối quan hệ chặt chẽ với Washington - đã nỗ lực tiến hành các giải pháp ngoại giao để kiềm chế xung đột. Mỹ, Pháp và các quốc gia khác cũng đang cố gắng giảm căng thẳng ở Trung Đông và nối lại nỗ lực thoả thuận ngừng bắn bị đình trệ ở Dải Gaza.

Sự lo ngại gia tăng trên toàn khu vực kể từ khi một vụ nổ ở Tehran đã khiến thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh thiệt mạng vào ngày 31/7, chỉ vài giờ sau khi cuộc không kích của Israel ở Lebanon tiêu diệt chỉ huy hàng đầu của Hezbollah, Fuad Shukr.

Iran và lực lượng Hezbollah ở Lebanon đã tuyên bố sẽ trả đũa cho cả hai vụ ám sát. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố “các hành động gây hấn từ bất kỳ phía nào đều sẽ phải trả giá đắt”.

Kêu gọi kiềm chế

Hezbollah, lực lượng ủy nhiệm mạnh nhất của Iran, và Israel đã liên tục giao tranh ở biên giới Israel - Lebanon trong nhiều tháng. Các quan chức Israel từng ám chỉ khả năng tấn công Lebanon - viễn cảnh mà Nhà Trắng và những nước khác đã cố gắng ngăn chặn. Một cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah, hoặc một cuộc chiến có sự tham gia trực tiếp của Iran, sẽ càng nguy hiểm và gây mất ổn định cho khu vực.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Ngoại trưởng Jordan Ayman al-Safadi đã hai lần gặp các quan chức cấp cao của Iran trong tuần qua, bao gồm cả tổng thống vừa đắc cử Masoud Pezeshkian trong chuyến thăm hiếm hoi tới Tehran.

“Jordan đã thông báo rõ ràng cho những người anh em Iran về thông điệp của mình”, Phát ngôn viên chính phủ Jordan Muhannad al-Mubaidin cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi sẽ không cho phép không phận hoặc địa phận của chúng tôi được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào. Chúng tôi không sẵn lòng trở thành chiến trường”, ông nhấn mạnh.

xung dot dai Gaza anh 2

Phía bắc Gaza sau cuộc không kích của Israel, nhìn từ Sderot (Israel) vào tháng 10/2023. Ảnh: New York Times.

Vào ngày 7/8, Saudi Arabia đã triệu tập cuộc họp khẩn với Tổ chức Hợp tác Hồi giáo - diễn đàn của các quốc gia Hồi giáo. Trong đó, Thứ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Waleed El-Khereiji gọi vụ ám sát ông Haniyeh là “sự vi phạm trắng trợn” chủ quyền của Iran. Đây là tuyên bố chính thức mạnh mẽ nhất của vương quốc này về vụ việc.

“Chúng tôi đã kêu gọi tất cả bên liên quan giảm căng thẳng và chấm dứt ngay lập tức cuộc chiến của Israel ở Gaza”, ông nói, nhấn mạnh thêm rằng Saudi Arabia đã kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Israel “chịu trách nhiệm về tội ác của mình”, bao gồm các cuộc tấn công vào thường dân Palestine.

Gần đây, Saudi Arabia và Iran đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ thù địch và cùng nhiều quốc gia Hồi giáo khác phản đối hành động của Israel ở Gaza.

Vào tháng 4, Jordan đã giúp Mỹ và các đồng minh khác chặn các tên lửa và máy bay không người lái do Iran bắn vào Israel, sau khi các sĩ quan quân đội cấp cao của Iran bị ám sát trong một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran ở Damascus, Syria. Cuộc không kích được cho là do Israel thực hiện, một số quan chức yêu cầu giấu tên đã thừa nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, Jordan cũng có hàng triệu công dân gốc Palestine, trong đó nhiều người mạnh mẽ phản đối việc hỗ trợ Israel.

“Jordan phải khéo léo đạt được sự cân bằng", ông Saud al-Sharafat, cựu tướng lĩnh thuộc lực lượng tình báo Jordan và giám đốc Trung tâm Shorufat về Toàn cầu hóa và Nghiên cứu Khủng bố ở Amman (Jordan), cho biết.

“Tình thế đó giống như đi trên dây”, ông nhận định.

Hôm 2/8, Mỹ tuyên bố điều động thêm máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái đến Trung Đông nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Iran và lực lượng ủy nhiệm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trao đổi với Tổng thống Iran Pezeshkian hôm 7/8, kêu gọi ông “làm mọi thứ trong khả năng để tránh leo thang quân sự, điều này sẽ không có lợi cho ai, bao gồm cả Iran, và sẽ gây tổn hại lâu dài đến sự ổn định của khu vực”, chính phủ Pháp cho biết.

"Lá bài duy nhất"

Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani cũng thông báo với Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken rằng ông đã trao đổi với Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri Kani và kêu gọi kiềm chế, một quan chức tiết lộ.

Thủ tướng Qatar cũng nói với ông Blinken rằng Qatar đã chuyển lời kêu gọi tương tự đến Hezbollah, khi lực lượng này tuyên bố đối đầu với Israel để ủng hộ Hamas.

Vào ngày 6/8, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã điện đàm với ông Bagheri Kani như một phần nỗ lực “kiềm chế leo thang căng thẳng trong khu vực”, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết trong một tuyên bố.

xung dot dai Gaza anh 3

Nguy cơ xung đột gia tăng ở Gaza sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas. Ảnh: New York Times.

Sau vụ ông Haniyeh bị ám sát, thủ lĩnh Yahya Sinwar - lãnh đạo cứng rắn của Hamas ở Gaza và là người lên kế hoạch cho các cuộc tấn công hôm 7/10/2023 - trở thành lãnh đạo chính trị của lực lượng này. Điều đó có nghĩa ông Sinwar sẽ đóng vai trò quyết định trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza và giải phóng con tin đang bị giam giữ tại đây.

Ông Sinwar đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu và được cho là đang ấn náu dưới các đường hầm ở Gaza để tránh quân đội Israel, lực lượng đã thề sẽ tiêu diệt ông. Dù vậy, ông vẫn được cho là người chỉ đạo lập trường của Hamas trong các cuộc đàm phán ngừng bắn trong thời gian qua.

“Ông ấy sẽ không nhượng bộ thêm”, ông Mkhaimar Abusada, giáo sư khoa học chính trị từng giảng dạy tại Đại học Al-Azhar ở Gaza và đang sống tại Cairo, cho biết. “Ông ấy biết rõ hơn bất kỳ ai khác rằng con tin là lá bài duy nhất họ có”.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ đã đổ lỗi ông Sinwar khiến một thỏa thuận ngừng bắn đình trệ.

“Là người ra quyết định chính, ông ấy cần phải quyết định chấp nhận thỏa thuận này ngay bây giờ để đạt được một lệnh ngừng bắn, giải cứu một số con tin và để chúng ta có cơ hội chuyển thêm viện trợ nhân đạo”, ông John F. Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết hôm 7/8.

Song Thủ tướng Israel Netanyahu cũng duy trì lập trường cứng rắn. Tuần trước, ông tuyên bố sẽ gia tăng áp lực quân sự lên Hamas để buộc nhóm này nhượng bộ nhiều hơn. Ông đã phớt lờ áp lực chấm dứt xung đột từ Mỹ, nói rằng Israel phải tiêu diệt Hamas. Một số người dân Israel có người thân đang bị giữ làm con tin đã biểu tình phản đối lập trường của ông Netanyahu, nói rằng ông nên thúc đẩy một thỏa thuận.

Vào ngày 7/8, quân đội Israel đã ban bố lệnh sơ tán mới cho các khu vực phía bắc Gaza, nơi bị tấn công đầu tiên vào mùa thu năm ngoái. Trong nhiều tháng, Israel đã quay trở lại những nơi họ từng chiếm giữ và tàn phá khi lực lượng Hamas tái tổ chức tại đó.

Nhiều người lo ngại sự tiếp quản của ông Sinwar sẽ khiến các thoả thuận rơi vào bế tắc. Ông Husam al-Khateeb, 45 tuổi và là nhân viên tại một đài phát thanh địa phương ở Deir al Balah, trung tâm Gaza, cho biết ông Sinwar là “người cứng đầu nhất mà tôi từng gặp”, “ông ấy sẵn sàng làm bất cứ điều gì để duy trì sự tồn tại của phong trào (Hamas)”.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng vai trò của ông Sinwar không quan trọng vì mức độ khổ đau và tàn phá ở Gaza đã quá lớn.

“Tôi không quan tâm Hamas chọn ai để lãnh đạo phong trào bên trong hay bên ngoài”, bà Safaa Oda, 39 tuổi, từ thành phố Rafah, nói. “Điều chúng tôi cần là một lệnh ngừng bắn”.

Khoảng khắc cuối cùng trước khi thủ lĩnh Hamas bị ám sát Hãng tin IRNA của Iran đăng video ghi lại một số khoảnh khắc của thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh. Đây là những khoảnh khắc cuối cùng của ông trước khi bị ám sát.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

‘Vòm Sắt’ của Israel trở lại tâm điểm chú ý

Tờ Wall Street Journal (WSJ) hôm 6/8 nhận định hệ thống Vòm Sắt đã giúp Israel đối phó tên lửa Hamas, nhưng năng lực của Iran và phong trào Hezbollah (Lebanon) đã nâng cấp.

Israel chỉ thị các Đại sứ quán ở nước ngoài sẵn sàng phản ứng

Israel phát hành tài liệu cho tất cả các Đại sứ quán nước này trên toàn thế giới để sẵn sàng phản ứng trong trường hợp Israel đáp trả các cuộc tấn của Iran và Hezbollah ở Lebanon.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm