Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM: 30% thịt heo, gà nhiễm vi khuẩn Salmonella

Chương trình giám sát thí điểm được thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 4/2014 tại TP.HCM và Cần Thơ. Kết quả nông sản, thủy sản cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với JICA thực hiện dự án tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nông thủy sản (SCIESAF). Chương trình giám sát thí điểm được thực hiện từ tháng 5/2013 – 4/2014 tại TP.HCM và Cần Thơ. Kết quả giám sát thí điểm nông sản, thủy sản cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng nông sản trong thời gian qua.

Giám sát với 3.929 mẫu

Cố vấn trưởng Dự án SIESAF – ông Nakaniwa Hiroshi chia sẻ: Dự án tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) nông, thủy sản có thời gian từ tháng 12/2011 – 11/2014. Mục đích chính của dự án là hỗ trợ cải thiện ATTP nông thủy sản thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình giám sát quốc gia về ATTP”. Trong 1 năm triển khai từ 5/2013 – 4/2014 cơ quan thực hiện đã lấy 3.929 mẫu giám sát với chỉ tiêu giám sát bao gồm: Vi sinh vật gây bệnh (Salmonella), độc tố vi nấm (Aflatoxin), thuốc bảo vệ thực vật – BVTV (71 hoạt chất), thuốc thú y (nhóm Beta agonist, Tetracyclines; Quinolone) và Histamin.

Cần phải giám sát chặt nhóm hàng thịt lợn tại TPHCM do tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella cao.

Cần phải giám sát chặt nhóm hàng thịt lợn tại TP.HCM do tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella cao.

Tại TP.HCM sau khi lấy 1.618 giám sát tại chợ đầu mối Bình Điên, Hóc Môn, Thủ Đức và đại lý gạo, điều, cơ quan giám sát chia ra các nhóm sản phẩm được lấy mẫu gồm: Thịt gà, thịt heo, rau ăn lá (muống, cải), cá biển (thu, ngừ, nục), rau ăn quả (cà chua, đậu đỗ) và gạo, hạt điều. Trong đó thịt heo phát hiện Salmonella trong 71/231 mẫu kiểm nghiệm (chiếm 30,74%), thịt gà phát hiện Salmonella trong 105/231 mẫu kiểm nghiệm (chiếm 45,45%). Ngoài ra, chương trình giám sát còn phát hiện 11/234 mẫu rau ăn lá có dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép (chiếm 4,7%); phát hiện 11/129 mẫu rau ăn quả có dư lượng thuốc BVTV. Riêng đối với cà chua và rau cải cơ quan kiểm nghiệm còn phát hiện thuốc BVTV cấm sử dụng Methamidophos. Với mẫu gạo kết quả giám sát cũng phát hiện dư lượng thuốc BVTV (tỷ lệ 7,79%) và mẫu cá biển có 13/231 mẫu kiểm nghiệm có Samonella.

Với tổng số 693 mẫu lấy tại một số chợ kinh doanh lớn, tập trung ở Cần Thơ như: Cái Khế, Xuân Khánh, Ô Môn, Tân An và Thốt Nốt cho kết quả như sau: Đối với mẫu thịt heo, thịt gà không phát hiện thấy các hóa chất, nhóm kháng sinh cấm. Tuy nhiên kết quả mẫu cá nước ngọt, cơ quan giám sát đã phát hiện dư lượng kháng sinh cấm sử dụng và dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng vượt giới hạn cho phép trong 27/231 mẫu chủ yếu là cá lóc, cá rô (chiếm 11,69%).

Cần tiếp tục triển khai trên diện rộng

Đánh giá kết quả giám sát của chương trình, bà Vũ Thanh Hoa – đại diện cán bộ thực hiện chương trình giám sát thí điểm cho rằng: “Kết quả thịt heo, thịt gà ở TP.HCM phát hiện Salmonella phản ánh điều kiện bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thịt heo, thịt gà còn nhiều bất cập. Còn nhiều điểm giết mổ thủ công không đảm bảo vệ sinh ATTP, sử dụng nước giếng khoan (chưa được kiểm soát) trong quá trình giết mổ...”. Ngoài ra, kết quả giám sát trên rau ăn quả, rau ăn lá tại TP.HCM cho thấy vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV của người trồng rau và họ chưa thực sự có ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách, hiệu quả và đảm bảo thời gian cách ly.

Tỷ lệ mẫu vi phạm của chương trình giám sát còn cho kết quả cao hơn so với kết quả thực hiện chương trình giám sát ATTP chuỗi sản xuất thịt hiện tại của Việt Nam năm 2013 hoặc chương trình giám sát quốc gia năm 2013.

Đại diện tổ công tác TP.Cần Thơ cho rằng: “Dự án nhận được sự hỗ trợ của JICA về đào tạo cán bộ, kinh phí thu mẫu. Trong quá trình thực hiện dự án, một số khó khăn đã phát sinh. Do đặc thù TP.Cần Thơ không có chợ đầu mối, hàng hóa không ổn định. Hàng hóa thu gom từ nhiều nơi, trộn lại rồi phân loại theo kích cỡ nên khó truy xuất nguồn gốc. Vì TP.Cần Thơ là trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long mà hầu hết các tỉnh chưa có trạm kiểm soát thủy sản nội địa (chỉ truy xuất đến vùng, không xác định được hộ nuôi). Riêng đối với thủy sản trên địa bàn TP.Cần Thơ vẫn còn tình trạng sử dụng kháng sinh cấm để trị bệnh, không có thời gian cách ly... Vì vậy cần phải tăng cường kiểm soát thủy sản, nông sản tiêu thụ nội địa”. TP.Cần Thơ đề nghị kéo dài chương trình giám sát thí điểm, mở rộng đối tượng giám sát (từ cơ sở trồng rau).

Từ kết quả giám sát thí điểm, chương trình cũng có kiến nghị với cơ quan quản lý như: Cục Trồng trọt, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Chi cục BVTV địa phương nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp với từng địa phương.

Miếng ăn, miếng... bẩn

Hơn 60% mẫu thịt tại Hà Nội nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây tiêu chảy. Phần lớn người dân thủ đô ăn thịt từ hàng nghìn điểm giết mổ nhỏ lẻ, chưa kiểm soát được vệ sinh.

http://laodong.com.vn/kinh-doanh/tpho-chi-minh-30-thit-heo-ga-nhiem-vi-khuan-salmonella-239167.bld

Theo Thu Hà/ Lao Động

Bạn có thể quan tâm