Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Miếng ăn, miếng... bẩn

Hơn 60% mẫu thịt tại Hà Nội nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây tiêu chảy. Phần lớn người dân thủ đô ăn thịt từ hàng nghìn điểm giết mổ nhỏ lẻ, chưa kiểm soát được vệ sinh.

Những con số ghê sợ

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, nửa đầu năm nay, các đơn vị trực thuộc đã lấy 142 mẫu giám sát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản (115 mẫu từ hàng sản xuất tại Hà Nội, 27 mẫu từ địa phương khác đưa vào Hà Nội tiêu thụ). Kết quả phân tích bước đầu, tới 7/12 (gần 60%) mẫu thịt gia súc, gia cầm (sản xuất tại Hà Nội) vượt giới hạn cho phép về vi sinh vật. 

Trong đó, có 2 mẫu thịt lợn nhiễm vi khuẩn hiếu khí (VKHK) và E.coli (gây tiêu chảy); 3 mẫu thịt lợn nhiễm VKHK, 1 mẫu thịt lợn nhiễm Salmonella (gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy) và 1 mẫu thịt gà nhiễm E.coli. 

Gần 60% mẫu thịt giết mổ tại Hà Nội nhiễm vi sinh vật.

Gần 60% mẫu thịt giết mổ tại Hà Nội nhiễm vi sinh vật.

Phân tích cũng cho thấy 3/9 mẫu thịt gia súc, gia cầm (hàng từ các tỉnh khác đưa về Hà Nội) vượt chỉ tiêu cho phép về E.coli (chiếm trên 33%). Ngoài ra, 1/7 mẫu sản phẩm thủy sản (nhập từ tỉnh ngoài) vượt chỉ tiêu về VKHK, chiếm trên 14%. 

Từ đầu năm tới nay, cơ quan chức năng Hà Nội cũng bắt giữ, tiêu hủy một lượng lớn thực phẩm chưa đảm bảo ATTP: Thịt lợn, cá, nấm hết hạn sử dụng; thủy sản, cà chua, khoai tây không rõ nguồn gốc xuất xứ; thịt các loại không có dấu kiểm soát giết mổ...

Theo Ông Nguyễn Đình Đảng, Phó Chi cục trưởng Thú y Hà Nội, việc nhiễm các loại vi khuẩn với thịt rất dễ xảy ra ở các khâu, kể cả khâu giết mổ, vận chuyển, cũng như nơi bày bán, dụng cụ dao thớt. 

Ngay cả ở Hà Nội, việc quy định thịt sau khi giết mổ, vận chuyển đến chợ phải dùng xe chuyên dụng, nhưng cũng làm không đến nơi đến chốn. Xe máy vẫn chở 4-5 con móc hàm (đã mổ) vắt vẻo từ nơi giết mổ ra chợ. Ông Đảng cũng cho biết, quy định quầy bán thịt phải làm bằng đá hoặc inox, nhiều chợ không làm được. Từ đó khó tránh khỏi nhiễm khuẩn.

Ông Đảng cho hay, hiện nguồn thịt ở Hà Nội chỉ khoảng 30% được kiểm soát vệ sinh thú y tại gốc (có cán bộ thú y kiểm tra, đóng dấu ở nơi giết mổ). Trong khi ở TP.HCM, tỷ lệ này tới 80 - 90%. 

Theo lãnh đạo Chi cục thú y Hà Nội, việc xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP của thành phố còn hạn chế. Hiện, Hà Nội có 5 cơ sở giết mổ công nghiệp (4 cơ sở giết mổ lợn, 1 cơ sở giết mổ gia cầm); 9 cơ sở giết mổ bán công nghiệp; 3 cơ sở giết mổ thủ công tập trung. 

Các cơ sở trên có khả năng cung cấp hơn 290 tấn thịt lợn, gần 180 tấn thịt gia cầm hàng ngày (lần lượt chiếm gần 60% và trên 106% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, gà của thành phố), nhưng mới đáp ứng được 28% về thịt lợn và 34% thịt gà cho người tiêu dùng Thủ đô. Trong khi đó, nguồn còn lại phụ thuộc vào 2.500 điểm giết mổ nhỏ lẻ và từ các tỉnh khác đưa vào. Đây cũng là nguồn thịt phần lớn chưa được kiểm soát vệ sinh thú y.

Vẫn chưa có hồi âm

Ông Nguyễn Mậu Hải, Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, đề án về việc dựng các “máy soi” thực phẩm bẩn ở các chợ đầu mối ở Hà Nội còn bế tắc. “Dự thảo đề án chúng tôi đã làm xong, đang gửi xin ý kiến các sở ngành của thành phố, nhưng khá lâu vẫn chưa có hồi âm”, ông Hải nói.

Ông Hải cũng cho hay, theo dự thảo, sẽ xây dựng các trạm, cơ sở kiểm nghiệm nhanh tại các chợ đầu mối, như chợ Long Biên, Đền Lừ, chợ cá Yên Sở, Bắc Thăng Long... Trước mắt sẽ tập trung “soi” thực phẩm tiêu dùng thiết yếu như rau củ quả, cá, thịt, thủy sản các loại. Sau đó, một số sản phẩm như cà phê, ca cao, các đồ uống...

Theo ông Hải, kết quả từ kiểm tra nhanh không thể dùng để xử lý vi phạm, vì đây chỉ là bước định tính. Các mẫu nguy cơ mất ATTP phải gửi phân tích định lượng, nếu vượt ngưỡng cho phép, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, cũng theo ông Hải, ở Hà Nội một số chợ đầu mối “không ra chợ đầu mối”. Như chợ Long Biên, bán rau dưa, cá mú trong quán lá; hay chợ cá Yên Sở thực chất đây là khu tự phát trong khu dân cư, chứ không phải quy hoạch. Quản lý chỉ là đội tự quản địa phương.

“Trước mắt, chúng tôi cũng đề xuất thành phố trang bị một số xe ô tô kiểm nghiệm nhanh tại các chợ đầu mối. Xe này có thể đến kiểm tra tại vùng sản xuất, khu vực triển lãm liên quan an toàn thực phẩm”, ông Hải nói.

“Để làm một cơ sở phân tích quy mô, nói thật, chợ chưa đâu vào đâu thì đầu tư cũng khó. Chợ đầu mối phải được xây dựng kiên cố, có không gian, phòng ốc, phân khu... rõ ràng, mới làm được phòng kiểm nghiệm”. 

Ông Nguyễn Mậu Hải

Lò tẩy trắng trâu bò thối ở ngoại thành TP.HCM

Nhiều loại phụ phẩm trâu bò thối, lẫn tạp chất dơ được chủ cơ sở đem về sơ chế trắng phau bằng hóa chất khiến nhiều người kinh hãi.

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/mieng-an-mieng-ban-739044.tpo

Theo Phạm Anh/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm