Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toan tính của Obama khi điều bộ binh tiêu diệt IS

Với đề nghị triển khai bộ binh tấn công IS, Tổng thống Obama lần đầu tiên buộc quốc hội xem xét triển khai quân đội đến Trung Đông sau 13 năm kể từ cuộc chiến Iraq năm 2002.

Tổng thống Obama muốn quốc hội hợp pháp hóa cuộc chiến chống IS. Ảnh: NYT
Tổng thống Obama muốn quốc hội hợp pháp hóa cuộc chiến chống IS. Ảnh: NYT

Hôm qua 11/2, Tổng thống Obama đã gửi dự luật mới lên hai viện ở quốc hội Mỹ đề nghị việc sử dụng quân đội để chiến đấu chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở chiến trường Iraq và Syria. Đây là lần đầu tiên vị tổng thống từng đoạt giải Nobel Hòa bình yêu cầu quốc hội Mỹ cho phép sử dụng vũ lực. Lần cuối cùng quốc hội ủng hộ đề xuất cử quân đội tham chiến ở nước ngoài là vào thời chính phủ của cựu Tổng thống George W. Bush, khi ông phát động cuộc chiến tại Iraq năm 2002.

Trước đây, Tổng thống Obama đã phát động chiến dịch không kích tiêu diệt IS hồi tháng 8/2014 mà không cần quốc hội cho phép. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định: "Những đặc quyền hiện hành cho tôi thẩm quyền xúc tiến hành động nếu cần". Theo trang National Interest, nếu quốc hội bỏ phiếu từ chối, hoặc không bỏ phiếu về đề xuất của tổng thống, thì cuộc chiến chống IS vẫn tiếp diễn. 

Bản chất vấn đề ở chỗ, quốc hội Mỹ không phải là bỏ phiếu để tiến hành chiến tranh với IS, mà bỏ phiếu để chính thức phê chuẩn (hoặc phủ nhận) một cuộc chiến mà Nhà Trắng đã phát động từ trước.

Mỹ đã sẵn sàng dùng bộ binh để chống IS

Tổng thống Obama cho biết, ông đã sẵn sàng hạ lệnh cho các lực lượng đặc biệt của Mỹ tấn công các mục tiêu của IS khi ông yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật mới.

Tuy nhiên, ông Obama nói việc quốc hội phê chuẩn quyền sử dụng quân đội của tổng thống "sẽ không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược chống IS của nước Mỹ mà còn đối với tính gắn kết của liên quân quốc tế, bao gồm các nước Arab". "Điều đó chứng tỏ với cả thế giới rằng chúng ta đồng lòng trong quyết tâm tiêu diệt phiến quân IS", CNN trích thư mà ông Obama gửi tới quốc hội Mỹ.

Một trong những chính sách nổi bật của Tổng thống Obama là kết thúc vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến sa lầy ở Trung Đông do cựu Tổng thống Bush phát động. Do vậy, trong đề xuất dự luật mới, chính quyền Obama thận trọng vạch ra những điểm quan trọng giới hạn chiến dịch quân sự của Mỹ chống "IS và những thế lực hỗ trợ".

Đầu tiên, chính quyền Obama cam kết không kéo nước Mỹ rơi vào một cuộc chiến mặt đất khác ở Iraq. Tổng thống sẽ không triển khai quân đội để "tham gia chiến dịch tấn công mặt đất lâu dài". Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh, mọi hoạt động của quân đội Mỹ trên mặt đất sẽ chỉ giới hạn trong nhiệm vụ cứu nạn, còn đội đặc nhiệm mới là đơn vị truy sát các thủ lĩnh IS.

Vì sao chiến dịch không kích IS chưa hiệu quả?

Các chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo cần đến lực lượng mặt đất mới có thể ngăn chặn sự bành trướng của IS.

Dự luật do ông Obama đề xuất có quy định trần thời gian của chiến dịch trong 3 năm. Đây là điều quan trọng, vì hai đạo luật cho phép tổng thống sử dụng quân đội mà quốc hội thông qua sau cuộc khủng bố 11/9/2001 và 2002 không đề cập đến giới hạn thời gian.

Thành trì của phiến quân IS chủ yếu tại Syria và Iraq, nhưng dự luật do chính quyền Obama soạn thảo không giới hạn phạm vị địa lý của chiến dịch. Điều này cho phép Mỹ tấn công IS ở cả Iraq, Syria và bất kỳ nơi nào mà phiến quân IS hoặc đồng minh của IS hiện diện.

Phản ứng trái chiều của hai chính đảng

Dù phần lớn nghị sĩ đồng tình việc Mỹ cần thông qua đạo luật để hợp pháp hóa cuộc chiến chống IS, một số nghị sĩ tại hai chính đảng ở quốc hội Mỹ tỏ phản ứng trái ngược nhau về dự luật của ông Obama. Đảng Cộng hòa muốn kế hoạch của tổng thống phải cứng rắn và mạnh mẽ hơn so với đệ trình bao gồm giới hạn hiện tại.

Các tay súng Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: NYT
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: NYT

Theo CNN, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện, không muốn bất kỳ giới hạn nào trong kế hoạch. Còn thượng nghị sĩ Rob Portman nói: "Tôi nghĩ cơ quan hành pháp đang muốn nói là họ uyển chuyển trong những quyết định của mình. Nhưng tôi nghĩ việc tổng tư lệnh tự trói tay mình là điều sai lầm".

Trong khi đó, một số nghị sĩ đảng Dân chủ tỏ ra không đồng tình theo chiều hướng ngược lại. Họ cho rằng dự luật của ông Obama quá rộng. Theo báo New York Times, cụm từ "hoạt động chiến đấu kéo dài trên mặt đất" rất mơ hồ và tạo kẽ hở cho nhiều hoạt động có thể diễn ra.

Các nghị sĩ Dân chủ muốn tổng thống phải đặt những giới hạn chặt chẽ hơn, đặc biệt là giới hạn về phạm vi địa lý của chiến dịch. Trong dự luật, ông Obama nói vai trò chiến đấu chính của chiến dịch thuộc về lực lượng địa phương. "Vậy vai trò như thế nào, các đối tác trong khu vực thực tế đang giữ nhiệm vụ gì trong cuộc chiến chống IS", Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Tim Kaine.

Tổng thống Obama cần cả hai viện thông qua dự luật. Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đảng Cộng hòa, khẳng định trước báo chí rằng kế hoạch sẽ thay đổi khi đưa ra thảo luận tại quốc hội. "Tôi không chắc chắn kế hoạch này sẽ đạt được kết quả mà tổng thống mong muốn", ông Boehner nói.

Thực hư khả năng bắn hạ máy bay nước ngoài của phiến quân IS

Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố sở hữu những tên lửa vác vai có thể tiêu diệt máy bay nước ngoài, điển hình vụ bắn rơi chiến đấu cơ F-16 của phi công Jordan năm 2014.

IS có bao nhiêu tay súng?

Thống kê của tình báo Mỹ cho thấy Nhà nước Hồi giáo (IS) quy tụ khoảng 31.500 phiến quân nhưng một quan chức người Kurd ở Iraq cho biết con số chiến binh của IS có thể đến 200.000.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm