Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủy sản Việt là đối tác lớn thứ 5 ở Singapore

Trong 2 quý đầu năm nay, Việt Nam liên tục nằm trong top 5 đối tác cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn nhất cho Singapore, nhờ cá phi lê đông lạnh và cá chế biến.

Thủy sản Việt mở rộng thị trường tại Singapore. Ảnh: T.L.

Dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho biết "quốc đảo sư tử" đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trong nửa đầu năm 2024 với giá trị 546 triệu SGD, tương đương khoảng 406 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia dẫn đầu với thị phần 13,6%, tiếp theo là Na Uy (11,3%), Indonesia (11,1%) và Trung Quốc (10,2%).

Đáng chú ý, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí là đối tác cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 5 trong 2 quý liên tiếp của Singapore, với thị phần 9,5%.

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore chủ yếu bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (28,7%) và cá chế biến (19,2%).

15 NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
Dữ liệu: Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore.
NhãnMalaysiaNa UyIndonesiaTrung QuốcViệt NamNhật BảnChi LêẤn ĐộAustraliaTây Ban NhaThái LanMỹ ArgentinaCanadaHàn Quốc
Kim ngạch của 6 tháng đầu năm nay Triệu SGD 746260.45651.745.422.519.918.61814.37.6776.7

Thấy được tiềm năng từ quốc gia này, cuối tháng 6 vừa qua, Thương vụ Singapore đã phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Sở Ngoại vụ TP.HCM hỗ trợ đoàn doanh nghiệp thủy sản Singapore về Việt Nam, tổ chức kết nối giao thương với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, thăm một số doanh nghiệp và trang trại nuôi trồng thủy sản tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa.

Tại sự kiện được tổ chức ở TP.HCM, đại diện đoàn Doanh nghiệp Singapore cho biết đối với Singapore, ngành thủy sản không chỉ là một lĩnh vực thương mại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

Đồng thời, Singapore còn có thể trở thành cầu nối giúp thuỷ sản Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, để tăng thị phần và nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore, ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt hàng thủy sản, bởi đây là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nên doanh nghiệp cần có sự đầu tư nghiêm túc.

"Chỉ cần vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm một lần thì hầu như doanh nghiệp không còn cơ hội để đưa hàng vào thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp Việt đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào Singapore cần duy trì chất lượng ổn định, bền vững để giữ uy tín và hợp tác lâu dài", ông nói thêm.

Ngoài ra, ông cho rằng tình trạng lạm phát cao cũng là một thách thức lớn cho ngành thủy sản của các nước xuất khẩu vào Singapore, bao gồm Việt Nam.

Đồng thời, xung đột ở một số khu vực trên thế giới cũng làm tăng giá cước vận chuyển. Quốc gia nào tận dụng được lợi thế về logistics và giảm thiểu chi phí sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu hàng hóa.

Mebi Group đi bán tôm giống

Sau thời gian đàm phán, Mebi Group đã chính thức tiếp nhận toàn bộ Công ty CP Thủy sản Dương Hùng Miền Trung để tham gia thị trường tôm giống tại Việt Nam.

'Vua tôm' Minh Phú muốn tăng thị phần nội địa

Hiện thị phần tôm của Minh Phú tại thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 0,5%. Thông qua việc hợp tác cùng Bách Hóa Xanh, Minh Phú kỳ vọng con số này có thể tăng lên 5-10%.

HUBA: Doanh nghiệp phải 'xanh hóa' để xuất khẩu được hàng

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, để xuất khẩu hàng hóa và được đối tác chấp nhận, doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn chuyển đổi xanh, vì đây đã trở thành một tiêu chí bắt buộc mới.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm