Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thiếu tiền, dân nghiện rượu ở Nga uống cả cồn y tế

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, một bộ phận dân nghiện rượu ở Nga phải uống cồn y tế và thậm chí các chất tẩy rửa để thỏa mãn cơn thèm.

Bác sĩ Alexander
Bác sĩ Alexander Polikarpov trong phòng khám ở ngoại ô thành phố Moscow. Ảnh: AP

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, một xu hướng nguy hiểm đang nổi lên trong đất nước mà người dân thích uống rượu: Mức độ sử dụng rượu lậu, cồn y tế và thậm chí các sản phẩm tẩy rửa đang tăng.

Thất nghiệp, lương giảm, giá tăng đang kết hợp với nhau để làm trầm trọng hơn nạn nghiện rượu – một trong những vấn đề y tế công cộng lớn ở Nga từ lâu – bằng cách tăng số lượng các sản phẩm nguy hiểm trên thị trường. Những người không có khả năng mua rượu trong các cửa hàng đang hướng tới những sản phẩm ở chợ đen, bất chấp việc chúng có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tử vong.

Alexander Polikarpov, người đứng đầu đội ngũ bác sĩ của chuỗi cơ sở cai nghiện rượu Alcospas ở thành phố Moscow, tiết lộ rằng ông nhận thấy “làn sóng” biến chứng vì rượu ở các bệnh nhân, chẳng hạn như cuồng sảng rượu cấp, động kinh.

Đội ngũ nhân viên của Polikarpov, với số lượng bác sĩ lên tới 40, cung cấp dịch vụ giải độc khẩn cấp cho những người nghiện rượu. Đa số bệnh nhân của họ là những người từng uống vodka nhưng chuyển sang những loại rượu rẻ, chất lượng thấp. Những trường hợp người nghiện rượu dùng các sản phẩm công nghiệp thường xảy ra ở những vùng nông thôn xa xôi.

“Một số bệnh nhân của chúng tôi từng đủ tiền để mua những loại rượu đắt, nhưng giờ đây họ buộc phải thay đổi thói quen để uống những rượu rẻ và có chất lượng thấp hơn”, Polikarpov nói trong phòng tư vấn của ông ở vùng ngoại ô của thủ đô Moscow.

Lạc lối trong khu đèn đỏ và ma túy ở Hong Kong

"Ngay trong tuần đầu tiên sống ở Hong Kong, tôi đã được đề nghị dùng thử cocaine, dù bản thân không hề có nhu cầu. Mấy tay cò mồi khẳng định, khi cần, hàng luôn sẵn".

Do giá tăng, mức tiêu thụ bia và rượu vodka hợp pháp ở Nga giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân khiến giá tăng là chi phí nguyên liệu nhập khẩu tăng sau khi giá trị đồng ruble giảm vào năm ngoái. Giới phân tích nhận định rằng mức tiêu thụ giảm không đồng nghĩa với việc cầu giảm, mà do một phần cầu đang hướng vào chợ đen.

Sản phẩm thay thế cho rượu hợp pháp khá nhiều và đa dạng. Những sản phẩm an toàn là vodka do công nhân trong các nhà máy rượu hợp pháp lấy trộm để bán. Song một số sản phẩm – như cồn công nghiệp hay rượu lậu do những người nấu rượu ít kinh nghiệm và vô lương tâm sản xuất – có thể gây tử vong.

“Một số sản phẩm thay thế rượu hợp pháp nguy hiểm nhất song cũng phổ biến là những chất lỏng để kích thích tóc mọc hoặc làm sạch bồn tắm”, Vadim Drobiz, một nhà phân tích thị trường, nói.

Theo số liệu từ chi nhánh Nielsen tại Nga, hồi tháng 1, mức tiêu thụ bia – đồ uống chứa cồn phổ biến nhất ở Nga – giảm tới 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Song thị trường bia vẫn ổn định về giá trị do giá tăng tới mức mới”, Ekaterina Lukina, người phát ngôn của Nielsen tại Nga, nói với AP.

Mức tiêu thụ Vodka, loại rượu phổ biến ở những người lớn tuổi, tiếp tục giảm 17,6% về khối lượng và 2% về giá trị. Tình trạng sụt giảm diễn ra chủ yếu do những hành động của chính phủ nhằm ngăn chặn nạn uống rượu bằng cách áp đặt mức giá hợp pháp tối thiểu đối với vodka. Mặc dù mức giá tối thiểu 185 ruble (2,96 USD) cho một chai nửa lít là thấp theo tiêu chuẩn châu Âu, nó vẫn quá cao đối với những người Nga có thu nhập thấp ở những thành phố nghèo ở các tỉnh – nơi rượu lậu là đồ uống phổ biến nhất.

Cuộc sống khổ sở của một con nghiện ma túy

Mắc nghiện từ năm 20 tuổi, cuộc sống của Sujin Shresthra, một thanh niên Nepal 28 tuổi, giờ chỉ xoay quanh việc mua, bán và tiêm chích ma túy tổng hợp.

Hồi tháng 1, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh giảm 16% giá rượu tối thiểu. Mặc dù giới truyền thông Nga hoan nghênh quyết định của ông, nó vẫn không thể đảo ngược hoàn toàn mức tăng 29% trong năm ngoái, chưa kể tới những lần tăng tương tự trong các năm trước đó.

Marina Lapenkova, một nhà phân tích của Nielsen, nói rằng nỗ lực chống nạn nghiện rượu giúp thị trường chợ đen phát triển.

“Ngày nay thị phần của vodka lậu chiếm tới một nửa toàn bộ thị trường. Suy thoái kinh tế chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn”, cô bình luận trong một thư điện tử.

Nga là nước có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao thứ tư trên thế giới, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2010. Rượu là vấn đề gai góc đối với các chính phủ ở Nga. 

Trong thời kỳ Sa hoàng, những người nấu rượu lậu đã phá hoại thế độc quyền sản xuất vodka của triều đình, một chính sách mang lại nguồn thu khổng lồ. Tới giữa thập niên 80, nạn nghiện rượu phá hoại năng suất của nền kinh tế Liên Xô tới mức Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô thời đó, quyết định trấn áp hoạt động bán rượu vodka. Trong vòng 3 năm sau đó, sự bất mãn của người dân dâng cao cùng với sự bùng nổ của thị trường rượu lậu khiến Moscow phải bỏ chính sách ấy.

Sự thật đáng sợ trong những trại cai nghiện

“Chủ trung tâm cai nghiện đánh các cô gái hoặc cuộn những người đàn ông trong thảm như bánh thịt chiên, rồi treo họ lên cao trong nhiều giờ” một người dân Guatemala kể.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm