Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh hiếm về thời kỳ nước Mỹ chìm trong bạo loạn

Tờ Chicago Tribune công bố hình ảnh tội phạm khét tiếng và hiện trường những vụ án kinh hoàng xảy ra ở nước Mỹ đầu thế kỷ 20.

John Dillinger (giữa) bị còng tay khi ra hầu tòa tại tòa án ở bang Indiana năm 1934. Dillinger là một trong những kẻ cướp ngân hàng và trùm tội phạm khét tiếng trong thời kỳ suy thoái hồi thập niên 1930. Khi báo chí vạch ra những âm mưu và tội ác táo bạo của Dillinger, danh tiếng của y ngày càng lan rộng, thậm chí giới điều tra còn đặt cho Dillinger biệt danh
John Dillinger (giữa) bị còng tay khi ra hầu tòa tại tòa án ở bang Indiana năm 1934. Dillinger là một trong những kẻ cướp ngân hàng và trùm tội phạm khét tiếng trong thời kỳ suy thoái hồi thập niên 1930. Khi báo chí vạch ra những âm mưu và tội ác của Dillinger, danh tiếng của y ngày càng lan rộng, thậm chí giới điều tra còn đặt cho Dillinger biệt danh "kẻ thù số 1 của nhân loại". Cảnh sát bắt Dillinger ngay sau khi y sát hại một sĩ quan trong lúc cướp ngân hàng ở thành phố East Chicago, bang Indiana.
Quang cảnh an ninh xung quanh nhà tù ở quận Crown Point, bang Indiana trước khi cảnh sát áp giải Dillinger đến đây vào ngày 30/1/1934. Do lo ngại các đàn em của Dillinger sẽ lên kế hoạch giải cứu ông trùm, giới chức an ninh đã triển khai lực lượng bảo vệ vũ trang dày đặc xung quanh nhà tù.
Quang cảnh an ninh xung quanh nhà tù ở quận Crown Point, bang Indiana trước khi cảnh sát áp giải Dillinger đến đây vào ngày 30/1/1934. Do lo ngại đàn em của Dillinger sẽ lên kế hoạch giải cứu ông trùm, giới chức an ninh đã triển khai lực lượng bảo vệ vũ trang dày đặc xung quanh nhà tù.
Ngày 8/3/1931, khoảng 1.500 tù nhân thụ án tại nhà tù Stateville, bang Illinois, nổi loạn và châm lửa đốt phá nhà tù. Các cai tù và lực lượng an ninh đã nỗ lực trấn áp để giành quyền kiểm soát lại nhà giam.
Ngày 8/3/1931, khoảng 1.500 phạm nhân thụ án tại nhà tù Stateville, bang Illinois, nổi loạn và châm lửa đốt phá. Các cai tù và lực lượng an ninh đã nỗ lực trấn áp để giành quyền kiểm soát lại nhà giam.
Richard Loeb (trái) và Nathan Leopold (phải) nhìn nhau nhằm chằm sau khi cả hai thừa nhận tội bắt cóc và sát hại nạn nhân Robert Bobby Franks, 14 tuổi, vào ngày 21/5/1934 ở Chicago. Cả hai hung thủ đều là sinh viên ở đại học Chicago, xuất thân từ gia đình khá giả. Họ khai việc giết Franks để tạo ra
Richard Loeb (trái) và Nathan Leopold (phải) đối mặt sau khi cả hai thừa nhận tội bắt cóc và sát hại nạn nhân Robert Bobby Franks, 14 tuổi, vào ngày 21/5/1934 ở Chicago. Hai hung thủ đều là sinh viên ở Đại học Chicago, xuất thân từ gia đình khá giả. Họ khai giết Franks để tạo ra "một vụ án hoàn hảo". Vì bản chất man rợ, giới an ninh gọi đây là "tội ác thế kỷ".
Agnes Stathatos, chị gái của George Stathatos, hét thất thanh khi nhìn thấy thi thể của y. George là một chủ quán rượu và là tay chơi bạc nổi tiếng ở Chicago trong thập niên 1940. Cảnh sát tình nghi George là thành viên băng đảng đã ăn trộm các tài liệu của những tập đoàn tội phạm. Các tài liệu này ghi tên của những ông trùm cộm cán và hành vi hối lộ của tập đoàn. Người dân phát hiện xác của George trong ôtô riêng, trên đầu có hai vết thương do trúng đạn.
Agnes Stathatos, chị gái của George Stathatos, hét thất thanh khi nhìn thấy thi thể của y. George là một chủ quán rượu và là tay chơi bạc nổi tiếng ở Chicago trong thập niên 1940. Cảnh sát nghi George là thành viên băng đảng đã ăn trộm tài liệu của những tập đoàn tội phạm. Tài liệu này ghi tên của những ông trùm cộm cán và hành vi hối lộ của tập đoàn. Người dân phát hiện xác của George trong ôtô riêng, trên đầu có hai vết thương do trúng đạn.
Rose Neary chết ở nhà riêng vào ngày 2/6/1939. Cảnh sát cho biết thủ phạm đã siết cổ nạn nhân bằng sợi dây nối radio, sau đó nện búa vào đầu Rose. Dù cảnh sát tình nghi thủ phạm là lái xe của bà Rose, họ không thu thập đủ chứng cứ cần thiết để phá án. Tài xế riêng của Rose nợ bà <abbr class=2.000 USD." />
Rose Neary chết ở nhà riêng vào ngày 2/6/1939. Cảnh sát cho biết thủ phạm đã siết cổ nạn nhân bằng sợi dây nối radio, sau đó nện búa vào đầu Rose. Dù cảnh sát nghi thủ phạm là lái xe của bà Rose, họ không thu thập đủ chứng cứ cần thiết để phá án. Tài xế riêng của Rose nợ bà 2.000 USD.
Grace Druggan (ảnh) là vợ của Terry
Grace Druggan (ảnh) là vợ của Terry "Machine Gun" Druggan, ông trùm buôn rượu lậu và là thủ lĩnh một nhóm tội phạm. Bà ra tòa ngày 7/3/1941 để giành quyền nuôi con trai 3 tuổi. Hai bên đạt thỏa thuận rằng Terry sẽ đến thăm con cuối tuần. Tuy nhiên, Terry không muốn giao lại quyền nuôi con cho vợ cũ sau khi ông đón cậu bé vào một ngày cuối tuần. Grace tự tử vào năm 1946.
William Heirens (giữa) có biệt danh
William Heirens (giữa) có biệt danh "sát thủ son môi". Năm 1946, tòa án kết tội William đã sát hại nạn nhân Suzanne Degnan 6 tuổi. Y cũng nhận bản án vì đã giết hai người khác vào năm 1945. William có biệt danh "sát thủ son môi" vì đã viết lên tường nhà của một nạn nhân bằng son sau khi gây án. Dòng chữ viết: "Xin hãy bắt tôi trước khi tôi lại giết thêm ai đó. Tôi không thể kiểm soát bản thân".
Cảnh sát đưa cô Gertrude
Cảnh sát đưa cô Gertrude "Billie" Murphy, 22 tuổi, vào phòng thẩm vấn trong cuộc điều tra vụ án Michael Stopec bị giết năm 1927. Stopec và nghi phạm chính, Henry Guardino, là tình địch của nhau. Cả hai đều tranh giành tình cảm của Murphy. Trước khi vụ án xảy ra, Murphy đã nói với Guardino rằng cô yêu Stopec nhiều hơn.

Sát thủ mafia tiết lộ giá hợp đồng tội ác

"Khách hàng phải trả 3.700 USD để đánh người gãy xương và 27.000 USD cho việc giết người", một sát thủ tại Italy nói.

Các quốc gia nguy hiểm nhất thế giới

Báo cáo tình hình bạo lực toàn cầu do các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc công bố lần đầu vào tháng 12/2014 cho biết Mỹ Latin là khu vực có tỷ lệ người thiệt mạng cao nhất thế giới.

Bên trong nhà tù đáng sợ nhất hành tinh

Lực lượng bảo vệ trong Pedrinhas - nhà tù bạo lực nhất thế giới - phải luôn sẵn sàng sử dụng vũ khí, bởi tù nhân ở đây có thể phá xà lim và gây bạo loạn vào mọi thời điểm.

Minh Anh

Ảnh: Chicago Tribune/Business Insider

Bạn có thể quan tâm