Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm nhánh cáp quang biển được sửa xong

Nhánh đi Hong Kong trên tuyến cáp quang biển AAG được khắc phục sau gần một năm gặp lỗi.

Ảnh minh họa một đoạn cáp ngầm dưới biển. Ảnh: Geo Engineer.

Theo một nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) tại Việt Nam, sự cố trên nhánh S1I, hướng đi Hong Kong của tuyến cáp quang biển Asia America Gateway (AAG) đã sửa xong. Điều đó đồng nghĩa một phần lưu lượng Internet đi quốc tế từ Việt Nam được khôi phục.

Tuyến cáp AAG bị lỗi trên 4 nhánh S1B, S1D, S1I và S1G. Sau khi khắc phục sự cố trên nhánh S1I đi Hong Kong, chỉ còn các nhánh hướng Singapore của AAG gặp lỗi. Những nhánh S1B, S1D và S1G dự kiến khôi phục trong tháng 5.

Trước đó, 2 tuyến cáp biển quốc tế Intra Asia (IA) và SEA - ME - WE3 (SMW3) hoàn thành sửa chữa vào đầu tháng 5. SMW3 đã gần hết vòng đời, chiếm dung lượng ít nhất.

Đến ngày 20/5, sự cố trên phân đoạn S1H của tuyến Asia - Africa - Euro 1 (AAE-1) cũng được khắc phục. Như vậy, chỉ còn 3 nhánh cáp đi Singapore của tuyến AAG, và tuyến Asia Pacific Gateway (APG) đang gặp lỗi.

Theo kế hoạch, đối tác quốc tế sẽ hoàn thành việc sửa chữa tuyến cáp APG trong tháng 6. Cùng với 3 nhánh cáp còn lại của AAG dự kiến sửa xong trong tháng 5, lưu lượng Internet đi quốc tế từ Việt Nam sẽ sớm được khôi phục hoàn toàn.

AAG là một trong 5 tuyến cáp biển quan trọng, chiếm phần lớn lưu lượng Internet đi quốc tế từ Việt Nam. Tuyến cáp có chiều dài 20.191 km, được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009.

Tuyến cáp có tổng đầu tư khoảng 500 triệu USD đến từ 19 công ty viễn thông, trong đó có Viettel và Saigon Postal Corporation của Việt Nam. AAG cập bờ tại Mỹ, Hawaii, Guam, Philippines, Hong Kong, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.

Tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố trong 13 năm vận hành. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng do giá thành hợp lý. Các tuyến cáp quốc tế bị đứt khiến trải nghiệm sử dụng Internet của người dùng gặp gián đoạn, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm.

Sua xong cap quang AAG anh 1

Phần lõi và vỏ bảo vệ của một đoạn cáp ngầm. Ảnh: OCC.

“Đây là sự cố bất khả kháng, không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà ảnh hưởng tất cả các nước tham gia sử dụng những tuyến cáp quang này.

Sau khi xảy ra loạt sự cố, các doanh nghiệp viễn thông đã phối hợp với thành viên trong tuyến cáp để đo đạc vị trí lỗi và khắc phục”, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông, chia sẻ trong cuộc họp thường kỳ của Bộ TTTT vào đầu tháng 5.

Đại diện Cục Viễn thông cho biết đến nay, kết nối Internet quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng, nhờ các phương án điều tiết theo khung giờ và mua thêm lưu lượng trên các tuyến cáp đất liền.

Về dài hạn, cần mở thêm các tuyến cáp biển để đảm bảo phát triển bền vững hạ tầng số, ông Thành Phúc cho biết thêm. Đến 2025, Việt Nam dự kiến có thêm 2-4 tuyến cáp quang biển do Viettel, VNPT và CMC tham gia phát triển.

“Chúng tôi cũng có kế hoạch phát triển 4-6 tuyến cáp mới trong giai đoạn 2021-2030, phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin”, Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

2 tháng nữa cáp quang biển sửa xong

Từ cuối tháng 2, toàn bộ 5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với Internet quốc tế gặp sự cố. Trong tháng 6, toàn bộ tuyến sẽ hoạt động trở lại.

Việt Nam sẽ có thêm tuyến cáp quang biển mới vào năm 2025

Tuyến cáp quang biển mới nối Việt Nam đi quốc tế có tên Asia Link Cable (ALC). Đây là tuyến cáp FPT Telecom tham gia đầu tư với số tiền 87 triệu USD.

Thủ phạm chính gây đứt cáp quang biển

Những người đánh cá thường xuyên gây thiệt hại đắt đỏ cho các tuyến cáp, nhưng cho biết họ cũng là nạn nhân khi hệ thống cáp ngầm ngày càng dày đặc cản trở việc đánh bắt.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm