Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 tháng nữa cáp quang biển sửa xong

Từ cuối tháng 2, toàn bộ 5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với Internet quốc tế gặp sự cố. Trong tháng 6, toàn bộ tuyến sẽ hoạt động trở lại.

Các tuyến cáp quang biển có nhiều lớp bảo vệ, nhưng dễ dàng bị đứt nếu mắc vào mỏ neo tàu thuyền. Ảnh: OCC.

Đến 3/5, các tuyến cáp IA và SMW3 đã hoàn thành sửa chữa. Các tuyến AAE-1 và AAG sẽ hoàn thành sửa chữa trong tháng này. Tuyến cuối cùng, APG, sẽ hoàn thành sửa chữa trong tháng 6, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết tại cuộc họp thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông vào ngày 5/5.

Việt Nam có 5 tuyến cáp quang Internet kết nối với quốc tế là IA, SMW3, AAE-1, AAG và APG. Đầu tháng 12/2022, AAE-1 gặp sự cố ở đoạn gần Hong Kong, Trung Quốc. Cùng tháng, AAG gặp sự cố trên các hướng kết nối Singapore và Trung Quốc.

Đến cuối năm 2022 và đầu năm nay, APG gặp sự cố trên các nhánh kết nối Trung Quốc và Singapore, Nhật Bản. Sau đó, đến ngày 28/1, tuyến IA hay Liên Á gặp sự cố đứt cáp gần Singapore.

Cuối cùng, đến 21/2, tuyến SMW3 gặp sự cố. Tuy nhiên đây là tuyến cáp đã gần hết vòng đời, ít dung lượng nhất. Từ trước thời điểm này Việt Nam đã mất 75% dung lượng Internet đi quốc tế, khiến trải nghiệm sử dụng mạng của người dùng bị gián đoạn, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.

“Đây là sự cố bất khả kháng, không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà ảnh hưởng tất cả các nước tham gia sử dụng các tuyến cáp quang này. Sau khi xảy ra loạt sự cố, các doanh nghiệp viễn thông đã phối hợp với thành viên trong tuyến cáp để đo đạc vị trí xảy ra sự cố và khắc phục”, ông Thành Phúc cho biết.

cap quang anh 1

Sửa chữa một tuyến cáp quang biển có thể mất hàng tháng do phải xin cấp phép để đi qua hải phận của nhiều quốc gia, sau đó kéo đoạn cáp hỏng lên thuyền và ghép nối. Ảnh: Bloomberg.

Đến nay, một số tuyến cáp chậm khắc phục sự cố so với dự kiến. AAG và APG - tuyến có lưu lượng lớn nhất - từng được dự kiến sẽ khắc phục xong sự cố trong tháng 4 nhưng bây giờ đã bị kéo dài đến tháng 5 và tháng 6.

Dù vậy, đại diện Cục Viễn thông cho biết đến nay kết nối Internet quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng, nhờ các phương án điều tiết theo khung giờ và mua thêm lưu lượng trên các tuyến cáp quang đất liền.

Tại cuộc họp thông báo phương án khắc phục sự cố vào đầu tháng 2, cơ quan này cho biết các doanh nghiệp viễn thông chịu chi phí cao để mua lưu lượng sử dụng tạm thời trên các tuyến theo hướng qua Campuchia, Thái Lan đến Singapore và qua Trung Quốc đại lục đến đảo Hong Kong.

Về dài hạn, cần mở thêm các tuyến cáp quang biển để đảm bảo phát triển bền vững hạ tầng số, ông Thành Phúc cho biết thêm. Đến 2025, Việt Nam dự kiến có thêm 2-4 tuyến cáp quang biển so với hiện nay do Viettel, VNPT và CMC tham gia phát triển. “Chúng tôi cũng có kế hoạch phát triển 4-6 tuyến cáp mới trong giai đoạn 2021-2030, phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin”, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

Không 'phong sát' các nghệ sĩ Việt vi phạm

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết chỉ tham khảo kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng không dùng các biện pháp “phong sát” hay “cấm sóng” với nghệ sĩ.

Dấu hiệu nhận biết cuộc gọi deepfake lừa tiền

Dùng AI giả mạo người thân qua cuộc gọi video là hình thức lừa đảo trực tuyến mới. Người nhận cuộc gọi cần chú ý đến các dấu hiệu hình ảnh, âm thanh để tránh trở thành nạn nhân.

Hoàng Nam - Tuấn Anh

Bạn có thể quan tâm