Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm hai thành viên HĐQT Eximbank xin từ nhiệm

Hai thành viên HĐQT Eximbank từ nhiệm đợt này là ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng, là hai nhân sự thuộc hai nhóm cổ đông khác nhau mới được bầu vào HĐQT Eximbank năm ngoái.

Những biến động trong cơ cấu nhân sự lãnh đạo tại Eximbank vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ảnh: EIB.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB) - vừa có thông báo nhận được đơn từ nhiệm của 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng với lý do cá nhân. Cả hai thành viên HĐQT này đều nộp đơn xin từ nhiệm vào ngày 5/4.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng là nhân sự lãnh đạo được đề cử bởi hai nhóm cổ đông khác nhau và mới được bầu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 15/2/2022.

Trong đó, ông Nguyễn Thanh Tùng là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Bamboo Capital, là nhân sự được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn gồm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lê Thị Mai Loan, CTCP Thắng Phương, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios.

Trong khi đó, thời điểm ông Nguyễn Hiếu tham gia HĐQT Eximbank, ông cũng là Thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Ông được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn gồm các quỹ Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited, ông Trần Công Cận và bà Ngô Thu Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc.

Liên quan tới nhân sự HĐQT Eximbank, tại phiên họp cổ đông bất thường lần 2 ngày 14/2 vừa qua, các cổ đông ngân hàng này đã thống nhất bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT mới, bao gồm bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng và thành viên HĐQT độc lập ông Trần Anh Thắng.

Ở chiều ngược lại, các cổ đông Eximbank cũng thống nhất miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT là bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại và ông Võ Quang Hiển. Trong đó, các nhân sự này từng đại diện cho nhóm cổ đông Tập đoàn Thành Công và Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) trước khi rút vốn.

Sau phiên họp bất thường này, HĐQT Eximbank được vận hành với 7 thành viên do bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch. Với việc ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Tùng từ nhiệm, hiện HĐQT Eximbank chỉ còn 5 thành viên.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA EXIMBANK TRONG NHỮNG NĂM QUA

Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Kế hoạch
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 69 61 391 1018 827 1095 1340 1205 3709 5000

Theo kế hoạch, Eximbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày 14/4 tới tại TP.HCM. Nội dung chính của phiên họp lần này là bàn về phương án tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu; sửa đổi, bổ sung điều lệ ngân hàng và kế hoạch kinh doanh năm 2023...

Năm nay, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 13,5%, đạt 210.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn dự kiến tăng 11%, đạt 165.000 tỷ và dư nợ cấp tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) tăng 12,3%, dự kiến đạt 146.600 tỷ đồng.

Cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Eximbank là 1,8% và ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ này không quá 1,6% trong năm nay.

Với các chỉ tiêu tài chính kể trên, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay ở mức 5.000 tỷ đồng, tăng gần 35%. Năm 2022, nhà băng này cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng ấn tượng 207% so với cùng kỳ, đạt 3.709 tỷ đồng và vượt xa kế hoạch (2.500 tỷ).

Với kế hoạch tăng vốn, Eximbank cho biết vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng là 14.814 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến phát hành thêm 265,6 triệu cổ phiếu mới, tương ứng tỷ lệ 18%, để nâng tổng vốn điều lệ lên gần 17.470 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện trong năm nay, sau khi được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Eximbank muốn chia tiếp cổ tức tăng vốn lên gần 17.500 tỷ đồng

Ngân hàng dự kiến xin ý kiến cổ đông tại phiên họp thường niên sắp tới về phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu 18% để tiếp tục nâng vốn điều lệ lên trên 17.470 tỷ đồng.

Eximbank bầu thêm 3 nhân sự HĐQT

Cổ đông ngân hàng đã miễn nhiệm 2 thành viên và bầu mới 3 thành viên HĐQT mới, đồng thời chấp thuận việc tiếp tục đầu tư trụ sở chính tại khu "đất vàng" số 7 Lê Thị Hồng Gấm.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm