Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Eximbank muốn chia tiếp cổ tức tăng vốn lên gần 17.500 tỷ đồng

Ngân hàng dự kiến xin ý kiến cổ đông tại phiên họp thường niên sắp tới về phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu 18% để tiếp tục nâng vốn điều lệ lên trên 17.470 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán: EIB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 14/4 tại TP.HCM.

Theo đó, trong năm nay, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 13,5%, đạt 210.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn dự kiến tăng 11%, đạt 165.000 tỷ và dư nợ cấp tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) tăng 12,3%, dự kiến đạt 146.600 tỷ đồng.

Cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Eximbank là 1,8% và ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ này không quá 1,6% trong năm nay.

Chỉ tiêu Năm 2022
(tỷ đồng)
Kế hoạch 2023
(tỷ đồng)
Thay đổi
Tổng tài sản 185.056 210.000 13,5%
Huy động vốn 148.615 165.000 11%
Dư nợ cấp tín dụng 130.581 146.600 12,3%
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng 1,8% <1,6% -
Lợi nhuận trước thuế 3.709 5.000 34,8%

Với các chỉ tiêu tài chính kể trên, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay ở mức 5.000 tỷ đồng, tăng gần 35%. Năm 2022, nhà băng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng ấn tượng 207% so với cùng kỳ, đạt 3.709 tỷ đồng và vượt xa kế hoạch (2.500 tỷ).

Lãnh đạo Eximbank đánh giá nền kinh tế năm nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Áp lực lạm phát gia tăng và sức ép thắt chặt tiền tệ mạnh hơn, nhất là tại Mỹ và các nền kinh tế phát triển có thể dẫn đến biến động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, làm suy giảm đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Một nội dung quan trọng khác là HĐQT Eximbank sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận năm 2022.

Theo quyết định ngày 8/6/2022 của Thủ tướng, định hướng mục tiêu vốn điều lệ đối với nhóm ngân hàng thương mại trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn thì vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng.

Với Eximbank, sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức các năm 2017-2021, vốn điều lệ ngân hàng đã đạt 14.814 tỷ đồng. Do vậy, ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấy sự cấp thiết của việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo mức vốn theo quy định.

Theo đó, Eximbank sẽ phát hành thêm 265,6 triệu cổ phiếu mới, tương ứng tỷ lệ 18%, để nâng tổng vốn điều lệ lên gần 17.470 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm nay, sau khi được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Nguồn vốn tăng thêm sẽ được ngân hàng sử dụng cho mục đích đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, xây dựng trụ sở, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ, tài sản cố định và mở rộng các hoạt động kinh doanh khác.

CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA EXIMBANK

NhãnNăm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022KH 2023
Lãi trước thuế Tỷ đồng 2378405628518286961391101882710951340120537095000

Ngoài ra, HĐQT Eximbank cũng đề xuất bán ra hơn 6 triệu cổ phiếu quỹ. Đây là số cổ phiếu được mua từ năm 2014, thời điểm thực hiện là sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Trước đó, tại cuộc họp bất thường giữa tháng 1, cổ đông Eximbank đã thông qua việc miễn nhiệm một số thành viên của các nhóm cổ đông cũ là SMBC và Thành Công, đồng thời bầu bổ sung 3 thành viên mới vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2025.

Eximbank bầu thêm 3 nhân sự HĐQT

Cổ đông ngân hàng đã miễn nhiệm 2 thành viên và bầu mới 3 thành viên HĐQT mới, đồng thời chấp thuận việc tiếp tục đầu tư trụ sở chính tại khu "đất vàng" số 7 Lê Thị Hồng Gấm.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm