Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự thật thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông lãi 'khủng'

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - đơn vị vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vừa có báo cáo gửi Sở GTVT TP Hà Nội trước thông tin thu về lãi "khủng” trong năm 2023.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành từ ngày 6/11/2021. Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp công ty hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được thành phố giao.

Cat Linh Ha Dong anh 1

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt doanh thu hơn 500 tỷ đồng/năm. Ảnh: MRB.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và liên ngành thông qua cho thấy trong năm 2023, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển 10.809.265 hành khách, tăng 31,7% so với năm 2022.

Doanh thu năm 2023 đạt 515 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ vé 74,03 tỷ đồng, trợ giá 441,231 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 13,1 tỷ đồng, tương đương 3,7% doanh thu.

Trước đó, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội chia sẻ, sau gần 3 năm đi vào hoạt động tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đánh giá là thành công.

Đến nay, tuyến đã được đông đảo người dân ghi nhận là phương tiện đi lại nhanh chóng, an toàn, xanh, sạch, đẹp. Hiện tại, mỗi ngày có trên 35 nghìn hành khách sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đi lại, trong đó 47% là những người đi làm, 45% là những người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác.

“Nếu như thời gian đầu hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì hiện tại đã trở thành hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng với tỷ lệ bình quân trong ngày chiếm 70%, đặc biệt khách đi lại bằng vé tháng trong giờ cao điểm chiếm trên 85%.

Điều này thực sự đã góp phần giảm thiểu mật độ phương tiện trên hành lang tuyến giờ cao điểm, từng bước giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, ông Trường nói.

Cùng với đó, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã làm thay đổi thói quen đi lại theo hướng chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng, đồng thời tạo dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh, lịch sự.

"Nếu như trong giai đoạn đầu, người dân chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân để tiếp cận các nhà ga của tuyến thì hiện nay người dân đã chấp nhận đi bộ để tiếp cận các nhà ga (thậm chí trên 2 km) và sử dụng xe buýt cũng như các phương tiện công cộng khác để tiếp cận các nhà ga.

Cũng theo kết quả điều tra khảo sát, trên 60% hành khách có xe máy và 18% có ô tô con nhưng vẫn sử dụng đường sắt đô thị để đi lại với những chuyến đi trong vùng phục vụ của tuyến", ông Trường nói.

Yêu cầu làm rõ thông tin đường tàu Cát Linh - Hà Đông lãi 'đậm'

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa được báo cáo năm thứ 2 có lãi liên tiếp, riêng năm 2024 vừa qua lãi đến 13 tỷ đồng.

Tàu Cát Linh - Hà Đông hết bảo hành, giao người Việt quản lý

Đơn vị quản lý, vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Công ty Hanoi Metro vừa thông tin với báo chí về kết quả vận hành 2 năm đầu tiên.

Hà Nội muốn kéo dài dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến Xuân Mai

UBND Hà Nội đề xuất được nghiên cứu, triển khai dự án đường sắt Hà Đông - Xuân Mai nối tiếp với đoạn Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành, theo hướng sử dụng vốn ODA.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://vietnamnet.vn/su-that-ve-thong-tin-duong-sat-cat-linh-ha-dong-co-lai-khung-2284122.html

N. Huyền/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm