Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sợ hỏa lực Mỹ, IS dùng phụ nữ làm lá chắn sống

Các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh ở Iraq và Syria không chỉ khiến người dân địa phương lo sợ, mà còn đẩy phiến quân Hồi giáo vào tình trạng bất an và hoảng loạn.

Các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) làm nhiệm vụ ở Iraq hôm 19/9. Ảnh: AP

Thời điểm Mỹ và các đồng minh triển khai loạt trận không kích trên những căn cứ của Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng là lúc các chiến binh Hồi giáo đã sẵn sàng triển khai hệ thống rào chắn, tăng cường những chốt kiểm soát và đặt mìn trên mọi con đường hướng về thành phố Mosul, miền bắc Iraq. Các tay súng cực đoan cũng đã hoàn thành việc di chuyển gia đình và người thân khỏi các thị trấn để phòng ngừa hiểm họa từ hỏa lực của Mỹ.

IS cũng sơ tán các trung tâm chỉ huy ở Raqqa, thành phố mà chúng coi là thủ đô của “đế chế Hồi giáo” ở Syria. Thậm chí các chiến binh còn sử dụng những nữ tù nhân để làm “lá chắn sống” ở nhiều địa điểm trọng yếu.

“Vài ngày trước, họ bỏ các trụ sở đầu não và chuyển tới sống trong khu dân cư cùng chúng tôi. Họ chiếm mọi ngôi nhà hoang của người Thiên chúa giáo, các cựu quan chức và những người dân đã chạy khỏi thành phố. Họ cũng sử dụng những căn hộ tồi tàn hơn làm nơi để dự trữ vũ khí”, một người dân Mosul nói. 

Trước đó, lực lượng quân đội của người Kurd, chính phủ Iraq và dân quân do Iran hỗ trợ cũng đã sẵn sàng cho cuộc chiến chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan. Họ đã đẩy lùi vài đợt tiến công của IS. Sau mùa hè, IS mất dần quyền kiểm soát tại Mosul Dam và một số thị trấn, làng mạc khác ở Iraq.

Tại Raqqa, Syria, IS lại sở hữu những vị trí an toàn hơn và đã thiết lập cơ sở đầu não tại dinh thự của người đứng đầu chính quyền thành phố. Họ cũng đẩy lực lượng của chính phủ Syria ra khỏi một số căn cứ chính, giết hàng trăm tù nhân và bao vây các thị trấn của người Kurd ở phía bắc. 

Các chiến binh IS ở thành phố Mosul, Iraq. Ảnh: AP

Trước mối đe dọa từ IS, khoảng 100.000 người Kurd và dân địa phương đã tràn qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ từ các khu vực còn lại quanh thành phố Kobane trong tình trạng hoảng loạn tột cùng.

Những người còn ở Raqqa, bao gồm cả dân thường và các chiến binh, đều rất lo sợ trước các đòn tấn công của Mỹ và đồng minh. IS buộc phải phân tán các đoàn xe quân sự và chiến binh để chúng không trở thành mục tiêu của các đợt không kích. 

“Người dân cũng lo sợ những đợt không kích, khi mà nhiều khả năng họ sẽ trở  thành lá chắn sống hoặc hứng bom. Rất nhiều người chạy trốn về nông thôn hoặc tràn qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi không nắm rõ con số nhưng tại khu phố nơi tôi đang sống, chỉ còn 15 gia đình cố gắng bám trụ lại”, Abu Mohammed, nhà hoạt động xã hội mà IS đang truy lùng, nói. 

Các chiến binh IS cũng có nỗi lo sợ giống người dân, Mohammed nói thêm.

“Những máy bay trinh sát cỡ nhỏ hoàn toàn có thể phát hiện vị trí mà chiến binh đang lẩn trốn. Các tay súng thậm chí còn khóa cửa ra vào ở trung tâm đầu não. Họ cũng chuyển gia đình, vợ con ra khỏi Raqqa”, ông nhấn mạnh.

Tình hình ở Mosul thậm chí còn phức tạp hơn rất nhiều bởi sự hiện diện của các lực lượng chống IS. Các chiến binh Hồi giáo phải tăng cường cảnh giác trước nguy cơ ám sát. Người dân tại đây cho biết, 4 tay súng IS mất mạng bởi các vụ ám sát hồi tuần trước.

Tuy nhiên, tại cả hai thành phố, khá nhiều người dân ủng hộ IS. Ông Abu Mohammed, người điều hành trang “Raqqa is being slaughtered silently” (tạm dịch “Raqqa đang bị tàn sát một cách âm thầm”), nói rằng 20 % người dân ở đây hỗ trợ IS, và phần còn lại phân vân giữa việc nên ủng hộ Mỹ hay không. 

Một người dân khẳng định Mỹ sẽ không gặp khó khăn trong việc đánh bại IS. “Người ta phóng đại mối đe dọa từ IS. Chúng chỉ là những chiến binh giành chiến thắng vì phe đối lập sử dụng vũ khí hạng nhẹ. Hơn nữa nhân dân không ủng hộ chúng”.

Kiểu hành xử của IS ở Raqqa, nơi họ kiểm soát sau hàng loạt vụ chặt đầu công khai, khiến nhiều người dân cảm thấy bất an. Một vài người trong số đó trước đây từng đặt niềm tin ở IS, bởi hệ thống luật pháp và quy tắc của họ. Tuy nhiên, chính những hành vi có phần “sính ngoại” của IS khiến họ lo sợ.

Nhóm khủng bố 'giàu nhất thế giới' kiếm tiền như thế nào?

Nhà nước Hồi giáo, nhóm khủng bố thực hiện vụ hành quyết nhà báo Mỹ James Foley mới đây, được hãng tin Bloomberg ví như quân Taliban sở hữu những mỏ dầu.

Nhiều chiến binh trong hàng ngũ của IS là người phương Tây. Họ đến Trung Đông và mang theo những tiện nghi của Anh, Pháp hoặc Mỹ, nhưng lại chỉ chia sẻ chúng với các đồng đội trong IS, thay vì phổ biến cho số đông người dân.

“Dù tuyên chiến với phương Tây, nhưng họ vẫn rất thích ăn socola Thụy Sĩ. Và bạn có thể thấy một số cửa hàng cung cấp thực phẩm phương Tây cho các chiến binh”, một người dân nói.

Nhiều chiến binh có thói quen sử dụng điện thoại thông minh để trao đổi và truyền bá thông điệp của họ qua mạng xã hội. 

“Tôi biết một trong số họ từng hỏi về cửa hàng bán iPhone 6. Giá của nó là 2.500 USD và các nhà cung cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ phân phối chúng”, một người dân kể.

Mỹ không kích tiêu diệt IS ở Syria

An Hy

Bạn có thể quan tâm