Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sếp ACV: Phí sân bay Việt Nam rẻ hơn Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khẳng định đang thu các loại phí, dịch vụ và thu hộ Nhà nước theo quy định từ năm 2019 đến nay và không hề thay đổi.

Lãnh đạo ACV khẳng định đơn vị này chỉ thu khoảng 120.000 đồng/khách đi máy bay. Ảnh: ACV.

Tại hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?" do Báo Thanh niên tổ chức sáng 17/5, ông Nguyễn Cao Cường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV), khẳng định phí dịch vụ ở các cảng hàng không Việt Nam đang rẻ hơn Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ông Cường cho biết ACV đang thu phí dịch vụ ở các cảng hàng không với mức cao nhất là 90.000 đồng ở sân bay xếp hạng cao nhất. Nếu so với sân bay Đại Hưng - là sân bay lớn nhất của Trung Quốc - mức phí dịch vụ đơn vị quản lý sân bày này đang được thu là hơn 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng) tức gấp 3-4 lần của ACV.

Còn tại Thái Lan, mức thu này là 95.000 đồng; sân bay Incheon của Hàn Quốc là 105.000 đồng, cũng đều cao hơn ACV.

Lãnh đạo ACV nói thêm, dịch vụ cất hạ cánh thu theo quy định tại Thông tư 53/2019 của Bộ Giao thông Vận tải là 3 triệu đồng/chuyến bay khứ hồi. Chia bình quân cho đầu người (với chuyến bay khai thác khoảng 80% công suất) thì chỉ có giá 20.000-21.000 đồng/khách. Mức thu này từ năm 2019 đến nay vẫn giữ ổn định.

Nhóm thứ 2 là giá dịch vụ hành khách và đảm bảo an ninh hành khách cũng được thu theo Thông tư 53/2019 của Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, phí an ninh dao động khoảng 20.000-21.000 đồng/khách; phí dịch vụ mặt đất thu 60.000-90.000 đồng, tùy thuộc nhóm sân bay (A, B hay C) và chia trung bình thì cũng chỉ 20.000-21.000 đồng/khách.

Thứ 3 là dịch vụ cảng, thuê tại quầy thủ tục, ống lồng, băng chuyền... thu theo khung giá quy định, tất cả cộng lại chia trung bình cũng chỉ khoảng 5.000 đồng/khách.

Cuối cùng là nhóm dịch vụ kỹ thuật mặt đất. Theo ông Cường, số tiền thu từ dịch vụ này chia đều cho hành khách đi máy bay trên tàu bay Airbus A320/321 vào khoảng 30.000 đồng/hành khách.

Tổng cộng, ACV đang thu khoảng 118.000-120.000 đồng/khách, cộng thêm khoản thu hộ Nhà nước là khoảng 150.000 đồng/khách. Mức thu này đã không tăng từ năm 2019 đến nay.

Trong khi đó, để đảm bảo khai thác vận hành, công ty luôn đầu tư lớn các cảng hàng không như Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nên cần vốn lớn. Đơn vị này đang vay 1,8 tỷ USD nên cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong đại dịch Covid-19, các hãng hàng không rất khó khăn, phía ACV cũng đã hỗ trợ là không thu phí bến đỗ sân đậu, không phạt lãi trả chậm trong hai năm 2021 - 2022.

Hãng bay than khó thuê thêm máy bay

Theo ông Lê Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Vietravel Airlines, nhiều quy định đang "trói" hãng bay trong bối cảnh giá vé máy bay tăng cao.

Vé máy bay nội địa Việt Nam đang đắt gấp 2-3 lần Thái Lan

Trong năm nay, ngành hàng không Thái Lan dự kiến đón thêm 9 hãng bay mới giúp bổ sung năng lực cho thị trường và thúc đẩy du lịch.

Đề xuất gia hạn khoản nợ 4.000 tỷ đồng gỡ khó cho Vietnam Airlines

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay 4.000 tỷ đồng để tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm