Sáng 8/6, sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Quốc hội dành 90 phút để nghe Phó thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Cập nhật tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và những ngày đầu tháng 6, Phó thủ tướng cho biết kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tiếp tục xu hướng giảm, bình quân 5 tháng ở mức 3,55%.
"Tuy nhiên, vẫn tồn tại bất cập và nhiều khó khăn, thách thức như tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đứt gãy các chuỗi cung ứng, thị trường lao động, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn bất cập; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường khoảng 88.000 doanh nghiệp, thiếu điện cục bộ ở các địa phương miền Bắc, đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn...", Phó thủ tướng nhìn nhận.
Trái phiếu, bất động sản vẫn khó khăn
Đặt câu hỏi chất vấn với Phó thủ tướng, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) cho biết thời gian qua, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi, nhất là trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm nay là rất lớn khoảng 290.000 tỷ đồng.
Do đó, đại biểu đề nghị Phó thủ tướng cho biết trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này, những giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường này phát triển an toàn, lành mạnh trong thời gian tới.
Trả lời, Phó thủ tướng Lê Minh Khái thừa nhận sự khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu làm ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vướng xử lý trái phiếu chủ yếu do vấn đề quản lý, khâu luân chuyển dòng tiền có nhiều vấn đề, chưa hợp lý và có nhiều vi phạm thời gian qua.
"Hơn nữa, thị trường trái phiếu chưa có sự bền vững về cơ cấu sản phẩm, nhiều rủi ro cho thị trường bất động sản. Sau dịch Covid-19, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính do đó thanh khoản của doanh nghiệp riêng lẻ gặp khó. Lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 lên tới gần 290.000 tỷ đồng", ông nói.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái thừa nhận sự khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu làm ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Phó thủ tướng phân tích thị trường bất động sản gặp khó khăn do nguyên nhân pháp lý, cơ cấu sản phẩm nhà ở giá cao và giá thấp chưa hợp lý, năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế. Vừa qua, ông cho biết Thủ tướng đã thành lập hai tổ công tác để nghiên cứu, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp.
Hai tổ công tác này đã có báo cáo và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo gỡ khó cho thị trường bất động sản và trái phiếu, hoàn thiện căn cứ pháp lý để thị trường hoạt động thông suốt hiệu quả. Cùng với đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo công khai, minh bạch.
"Tín hiệu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn nhưng trong quý I các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đã ổn định được tình hình. Thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn với trách nhiệm tham gia kiểm tra, kiểm soát thúc đẩy thực hiện, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm", ông nói.
Tăng lương kiểm soát giá hàng hóa ra sao?
Trả lời vấn đề về giải pháp tổng thể điều hành giá để đảm bảo kiểm soát lạm phát và tránh được hiệu ứng tâm lý tăng lương, tăng giá của đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái), Phó thủ tướng cho biết điều hành giá là nghệ thuật, phải uyển chuyển theo kinh tế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước.
Đối với điều hành giá phải căn cứ tín hiệu của thị trường và thị trường thay đổi hàng ngày, do đó phải nắm bắt để có giải pháp, kịch bản để đạt được mục tiêu Quốc hội giao CPI năm 2023 là 4,5%.
"Bên cạnh đó, muốn giữ giá phải đáp ứng quan hệ cung cầu, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra phải thực hiện các quy định pháp luật về giá, kiểm soát giá mặt hàng nhà nước định giá, mặt hàng không định giá thì niêm yết, kê khai, kiểm tra để chấn chỉnh kịp thời", ông nói.
Liên quan đến giải pháp thu hút vốn FDI trước vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu của đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang), Phó thủ tướng cho biết từ tháng 6/2021, nhóm G7 đã ấn định thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 15%. Tháng 7/2021, G20 cũng thống nhất về thuế tối thiểu toàn cầu. Đến cuối 2022, OECD có 138 nước thống nhất khung thuế, dự kiến có hiệu lực từ 2024.
"Mới đây, Thủ tướng đã thành lập tổ công tác để nghiên cứu đánh giá tác động và tổ công tác này sẽ đề xuất Thủ tướng trình Chính phủ và Quốc hội trong thời tháng tới, nếu kịp có thể trong tháng 10. Để làm sao hội nhập sâu rộng nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư", Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi. |
Về giải pháp thu hút vốn FDI trong vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, ông cho rằng phải đánh giá tác động nghiêm túc và xử lý thận trọng kỹ lưỡng của các cơ quan có thẩm quyền liên quan. "Đây là việc phát sinh mới, trong thời gian tới Quốc hội sẽ cùng Chính phủ xử lý vấn đề này", ông nói.
Trả lời chất vấn về tình trạng sở hữu chéo trong ngân hàng, Phó thủ tướng cho biết việc sở hữu chéo tác động đến những hành vi thao túng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động tín dụng. Vấn đề này được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao, tổ chức thanh tra, kiểm tra và hiện không còn trường hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách.
Thời gian qua, NHNN đã tổ chức nhiều cuộc thanh, kiểm tra về tình trạng này. "Hiện nay vốn điều lệ được công khai nếu phát hiện sẽ xử lý ngay tuy nhiên thực tế có thể đứng tên hộ nên rất khó khăn đòi hỏi có sự phối hợp các ngành các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật", ông thừa nhận.
Để hạn chế sở hữu chéo, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo NHNN rà soát cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại; sửa Luật Tổ chức tín dụng để có căn cứ vững chắc kiểm soát, xử lý sở hữu chéo.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
G20 Indonesia
Tổ chức quy mô lớn Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 với quy mô và tầm vóc lớn, gồm nhiều hoạt động nổi bật.
Thủ tướng chia sẻ về năm tháng tuổi trẻ tại Romania
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm chính thức Romania từ ngày 20-22/1. Nhân dịp này, Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania.
Thủ tướng: Việt Nam kiên trì chính sách để trở thành điểm đến hàng đầu
Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tổng thống Indonesia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới VN
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Indonesia đã kết thúc tốt đẹp; qua đó, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác Chiến lược VN-Indonesia đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia sớm đạt 15 tỷ USD
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn.