Trong bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Palaeogeography, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết hai quả trứng khủng long này có niên đại từ Kỷ phấn trắng - thời đại cuối cùng mà loài khủng long tồn tại.
Các nhà cổ sinh vật học tin rằng đây là trứng của một loài khủng long chưa từng được phát hiện trước đó, dựa vào kích thước lớn của quả trứng, cũng như hình dạng cầu độc đáo của chúng, Newsweek đưa tin ngày 16/9.
Hai quả trứng khủng long vừa được giới khảo cổ Trung Quốc phát hiện. Ảnh: Tạp chí Palaeogeography. |
"Đây là phát hiện đầu tiên của loài thuộc chi Shixingoolithus. Điều này cung cấp bằng chứng cho việc xác định, phân chia địa tầng ở lưu vực Thiên Sơn, tỉnh An Huy", nghiên cứu cho biết.
Theo giới nghiên cứu, trứng khủng long ở Trung Quốc thuộc niên đại Kỷ phấn trắng có số lượng lớn, đa dạng loài và phân bố rộng rãi. Ước tính có 16 họ và 35 loài đã được phát hiện tại nước này.
Họ cho biết một trong hai quả trứng đã bị hư hại một phần, do đó các cụm pha lê canxit bên trong trứng lộ ra. Hai quả trứng đều có chiều dài 10-13 cm và chiều rộng 9,6-13 cm, ngang kích thước của một viên đạn đại bác. Giới khoa học cho rằng đây là trứng của loài ornithopods - loài khủng long nhỏ, ăn cỏ và đi bằng hai chân.