Bên cạnh đó, bộ xương của mẫu vật cũng gần như hoàn chỉnh, Live Science đưa tin ngày 6/9. Phó giáo sư sinh thái học Brian J. Pickles tại Đại học Reading (Anh) cho biết ông “hoàn toàn bất ngờ” khi nhìn thấy hóa thạch này trong lúc đi thăm dò cùng các sinh viên.
“Tôi chưa từng thấy bất cứ thứ gì như vậy”, ông Pickles nói với Live Science.
Phần xương đầu gối của hóa thạch với dấu vết của da. Ảnh: Brian Pickles/Live Science. |
Hóa thạch khủng long nói trên dài khoảng 4 m, có niên đại khoảng 76 triệu năm trước, khi Trái Đất đang trải qua kỷ Phấn Trắng. Khu vực các nhà khoa học tìm thấy mẫu vật được coi là nơi tập trung nhiều hóa thạch khủng long. Khoảng 400-500 bộ xương hoặc hộp sọ đã được tìm thấy ở đây, CBC/Radio-Canada cho biết.
Giáo sư Pickles cho rằng do được sa thạch và bùn bao phủ, hóa thạch này đã được bảo quản tốt.
“Tôi nghĩ mẫu vật được bao phủ khá sớm. Nếu không, nó không thể được bảo quản tốt đến vậy”, vị chuyên gia giải thích. “Bạn có thể thấy đốt xương sống và gân. Khi đến gần hơn, bạn thấy cả vảy. Bộ da tối, đầy vảy này có kết cấu giống như trái bóng rổ. Đây là điều rất đặc biệt: Bạn ít khi thấy được thứ như vậy”.
Một con khủng long trưởng thành có thể có kích cỡ gấp đôi mẫu vật này. Do đó, các nhà khoa học cho rằng mẫu vật có thể còn đang trưởng thành.
“Các hóa thạch khủng long đang trưởng thành hiếm khi được tìm thấy, vì khủng long thường lớn khá nhanh. Chúng ta thường thấy hóa thạch đã trưởng thành”, ông Pickles nói.