Trong đêm khuya, khi tàu HMS Al Diriyah tiếp cận bờ biển Sudan, quân đội Saudi Arabia đã bật đèn để hỗ trợ chiếc tàu chiến của họ đi vào cảng một cách an toàn. Thậm chí, lúc 2h sáng, hai chiếc tàu khổng lồ khác cũng đã neo đậu ngoài khơi cảng Sudan, cảng lớn nhất của nước này, chờ đến lượt tham gia nỗ lực giải cứu quốc tế. |
"Tôi thấy nhẹ nhõm nhưng cũng rất buồn khi là một phần của lịch sử này," Hassan Faraz từ Pakistan, chia sẻ với phóng viên BBC Lyse Doucet bằng giọng run run. Nhiều người đã hướng đến cảng Sudan, với hy vọng tìm được chuyến bay hoặc thuyền đến Saudi Arabia. Trong ảnh, binh sĩ Hải quân Hoàng gia Saudi Arabia giúp đỡ người dân lên tàu sơ tán khỏi Sudan hôm 30/4. |
"Mọi người sẽ nói về những sự kiện này trong nhiều năm tới”, Faraz chia sẻ, khi một hàng dài người chờ trên bến cảng để kiểm tra hộ chiếu. Nhiều công nhân trẻ đến từ Nam Á cho biết họ đã đợi ở đây ba ngày dài - sau hai tuần khổ cực trong cảnh giao tranh này. |
Giao tranh nổ ra ở Sudan trong những tuần gần đây là cuộc chiến giành quyền lực gay gắt giữa quân đội Sudan do tướng Abdel Fattah al-Burhan lãnh đạo và nhóm bán quân sự Lực lượng Phản ứng Nhanh (RSF) do tướng Mohamed Hamdan Dagalo (Hemedti) đứng đầu. Giao tranh vẫn tiếp diễn bất chấp những lệnh ngừng bắn mong manh. |
“Cảng Sudan đã hoạt động tương đối tốt hơn trong cuộc chiến này. Giao tranh chỉ nổ ra ở đây vào ngày 15/4 - ngày đầu tiên, nhưng bây giờ, thành phố cảng này chật kín những người tháo chạy khỏi Khartoum và nhiều nơi khác”, Mohanad Hashim, một phóng viên người Anh gốc Sudan, chia sẻ. Trong ảnh, công dân châu Âu, châu Á và châu Phi chuẩn bị lên tàu đến Saudi Arabia tại cảng Sudan ngày 28/4. |
Nhiều người lo sợ không có lối thoát khỏi vòng xoáy bạo lực ở Sudan. Cảng Sudan chật cứng những người có hộ chiếu kém may mắn hơn, bao gồm cả người Yemen, người Syria và người Sudan. Khoảng 3.000 người Yemen, chủ yếu là sinh viên, đã bị mắc kẹt trong nhiều tuần ở cảng Sudan. |
Ba người ngồi chờ ở cảng để được lên tàu rời khỏi Sudan tới Saudi Arabia. |
Cho đến nay, hơn 5.000 người, thuộc 100 quốc tịch, đã vượt qua Biển Đỏ trên các tàu chiến hoặc tàu tư nhân do quân đội Saudi Arabia thuê. Tại cảng Sudan hôm 30/4, khi một chiếc tàu kéo chật cứng đi trong vùng nước đục ngầu để đến một tàu chiến của Saudi Arabia đang đợi sẵn, hành khách đã đồng loạt vẫy tay chào tạm biệt Sudan với nỗi buồn. Họ có thể sẽ không bao giờ quay trở lại. |
“Tôi nằm trong số những người bị mắc kẹt gần bảy ngày ở Khartoum mà không có thức ăn, điện hay nước. Các điều kiện rất tồi tệ, nhưng cảm ơn Chúa, chúng tôi đã rời đi và đến đây”, Mosaab Abdel Rahman, một sinh viên đang chờ rời khỏi đất nước ở cảng Sudan, hôm 29/4 nói với Al Jazeera. Trong ảnh, công dân thuộc các quốc tịch khác nhau đến cảng biển ở Jeddah (Saudi Arabia) hôm 30/4. |
Một người đàn ông được tặng hoa khi tới Saudi Arabia trên con tàu sơ tán. |
Vấn đề Trung Đông - châu Phi
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
>> Độc giả có thể đọc thêm tại đây.