Hình ảnh vệ tinh cho thấy những chiếc máy bay IL-76 đang bốc cháy tại Sân bay Quốc tế Khartoum ở Khartoum, Sudan ngày 16/4. Ảnh: Maxar Technologies. |
“Lạy chúa đừng để điều đó xảy ra. Nếu (giao tranh ở) Sudan đi đến mức trở thành nội chiến, vấn đề ở Syria, Yemen hay Libya sẽ không còn đáng kể”, Guardian dẫn lời ông Hamdok vào ngày 29/4 tại sự kiện ở Nairobi.
“Tôi nghĩ đó sẽ là cơn ác mộng đối với thế giới”, ông nói, đồng thời cho biết thêm nó sẽ có nhiều tác động.
Cựu thủ tướng Sudan nhận định cuộc giao tranh hiện tại là "vô nghĩa". “Không có ai sẽ bước ra với chiến thắng. Đó là lý do nó phải dừng lại”.
Hơn 500 người đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh bùng phát hôm 15/4 giữa các đơn vị quân đội trung thành với tướng Abdel Fattah al-Burhan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) do tướng Mohamed Hamdan Dagalo (thường được gọi là Hemetti) lãnh đạo.
Cả hai phía đã đồng ý nhiều thỏa thuận ngừng bắn nhưng không thực hiện đầy đủ, trong khi số dân thường thiệt mạng tiếp tục gia tăng và tình trạng hỗn loạn bao trùm thủ đô Khartoum.
Các cuộc giao tranh đã bùng phát lại tại Khartoum vào tối 29/4. Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết máy bay không người lái của quân đội Sudan đã tấn công các vị trí của RSF gần một nhà máy lọc dầu lớn.
Nhiều người trong thành phố này bị mắc kẹt trong nhà mà không có thức ăn, nước và điện.
Khoảng 75.000 người đã phải sơ tán do giao tranh ở Khartoum cũng như ở các bang Blue Nile, Bắc Kordofan, và khu vực phía tây Darfur, theo Liên Hợp Quốc.
Cuộc giao tranh cũng dẫn đến cuộc sơ tán hàng loạt của người nước ngoài và nhân viên quốc tế.
Vấn đề Trung Đông - châu Phi
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
>> Độc giả có thể đọc thêm tại đây.