Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NHNN yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1-2%

NHNN yêu cầu các nhà băng tiếp tục thực hiện giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay… để phấn đấu giảm thêm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

NHNN yêu cầu các ngân hàng phấn đấu giảm thêm 1-2% lãi suất cho vay. Ảnh: Nam Khánh.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến ngày 10/5, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng mới đạt 1,95% so với cuối năm 2023, tương đương dư nợ tín dụng đã tăng thêm hơn 264.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong đó, tín dụng toàn hệ thống 2 tháng đầu năm giảm so với cuối năm 2023. Đến cuối tháng 3, tín dụng mới quay đầu tăng trưởng 1,34%. Từ ngày 29/3 đến 10/5 (tức 42 ngày), tín dụng chỉ tăng thêm 0,61%, tương đương gần 83.000 tỷ đồng, chậm lại đáng kể so với kết quả của tháng 3.

Nhằm tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, nhà điều hành chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết tâm thực hiện giải pháp thiết thực, hiệu quả để phấn đấu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến hết quý II ở mức 5-6%.

Cùng với đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay… để nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Đồng thời duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.

Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Tích cực rà soát các dự án để đảm bảo cung ứng tín dụng kịp thời cho các dự án khả thi, đẩy nhanh việc xét duyệt cho vay, áp dụng các biện pháp, hình thức tài sản đảm bảo cho vay linh hoạt, phù hợp quy định của pháp luật, thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng mới đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh tham gia các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức trao đổi, đối thoại với khách hàng vay vốn nhằm nắm bắt và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc qua đó mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

NHNN yêu cầu tăng cường kết nối doanh nghiệp để tăng tín dụng

NHNN vừa có văn bản yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng... đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước nêu khó khăn trong phát hiện sở hữu chéo

Nhà điều hành cho biết việc áp dụng các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Lý do tín dụng tăng thấp

Ngân hàng Nhà nước đánh giá tín dụng đầu năm 2024 tăng trưởng yếu do cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều khách hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện vay vốn.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm