Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm thủ tục đất đai, tín dụng

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tín dụng, nhà ở xã hội... và báo cáo trong tháng 5.

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục đất đai, tín dụng, nhà ở xã hội. Ảnh: T.L.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, Thủ tướng đánh giá một số quy định, thủ tục hành chính tại một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, qua nhiều tầng nấc, khâu trung gian. Trong khi nội bộ từng bộ, cơ quan, địa phương và giữa các cơ quan hành chính vẫn còn phức tạp.

Đồng thời, việc cắt giảm, gỡ vướng cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế. Tại một số cơ quan, đơn vị, vẫn còn nhiều nhũng nhiễu, tiêu cực.

Thủ tướng đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trên đến từ cả chủ quan và khách quan. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như công tác cải cách thủ tục hành chính, thói quen làm việc, trình độ cán bộ, công tác phối hợp và công nghệ thông tin còn yếu.

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thủ tướng yêu cầu các bộ khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao, nhất là thủ tục trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản...

Các bộ ngành phải có báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc này chậm nhất trong tháng 5, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính phải thực hiện ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chỉ duy trì những thủ tục cần thiết, chi phí tuân thủ thấp nhất.

Tại chỉ thị cũng nêu rõ các bộ ban ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng thời, Thủ tướng giao các bộ ngành tập trung triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), xử lý dứt điểm các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin.

Theo đó, bảo đảm điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 1/7 theo Nghị định 59/2022.

Ngoài ra, các thủ tục này phải tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Ủy ban Kinh tế: 'Người mua nhà đang trả một khoản tiền lớn cho đầu cơ'

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, người có nhu cầu thực để ở, sản xuất kinh doanh không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ.

Chính phủ đồng ý Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7

Chính phủ đồng ý đưa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7 thay vì đầu năm 2025.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm