Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều ngôi sao Trung Quốc đang bị chỉ trích ở Hàn Quốc

Nhiều ngôi sao Trung Quốc vướng tranh cãi vì không cúi chào theo truyền thống Hàn Quốc dù hoạt động ở thị trường Kpop. Chuyên gia cho rằng ồn ào xuất phát từ sự khác biệt văn hóa.

Trong bài viết có tiêu đều: “Cúi đầu hay không: Các thần tượng người Trung Quốc có nên tuân thủ văn hóa Hàn Quốc?” của The Korea Times đăng ngày 17/2, các chuyên gia chỉ ra vấn đề đang tồn tại ở Kpop do khác biệt văn hóa.

Theo The Korea Times, tranh cãi xoay quanh các thần tượng người Trung Quốc nổi lên gần đây, đặc biệt sau khi Olympic được tổ chức. Phản ứng dữ dội nổ ra trên cộng đồng mạng Hàn Quốc lẫn Trung Quốc vì nhiều ngôi sao không cúi chào người hâm mộ theo truyền thống văn hóa của Hàn Quốc.

Tranh cãi từ hành động cúi chào

Cuộc tranh luận bắt đầu sau khi vận động viên điền kinh cự ly ngắn Hàn Quốc Hwang Dae Heon bị truất quyền thi đấu ở bán kết 1.000 m nam trong Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày 7/2, dù anh này về đích đầu tiên, The Korea Times nhận định.

Việc Hwang Dae Heon bị truất quyền thi đấu khiến hầu hết người dân Hàn Quốc cho rằng không công bằng. Trong khi đó, hai vận động viên trượt băng Trung Quốc tiến vào trận chung kết và lần lượt giành được huy chương vàng, bạc. Vụ việc gây ra cuộc chiến trực tuyến giữa người Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ningning bi chi trich anh 1

Công chúng đòi đuổi Ningning ra khỏi nhóm nhạc aespa sau vụ tranh cãi. Ảnh: SBS.

The Korea Times chỉ ra khi cuộc khẩu chiến tiếp tục, một số người Hàn Quốc chuyển mục tiêu sang Ningning, thành viên Trung Quốc của nhóm nhạc nữ Kpop aespa. Ningning ăn mừng thành công của đội Trung Quốc sau khi giành được huy chương vàng đầu tiên trong nội dung tiếp sức đồng đội hỗn hợp vào ngày 5/2.

Công chúng Hàn Quốc chỉ trích ngôi sao của SM Entertainment vì đã ăn mừng một "chiến thắng không đáng có". Sau đó, họ chia sẻ bức ảnh chụp cảnh Ningning cùng các thành viên aespa chúc mừng năm mới người hâm mộ. Trong ảnh, các thành viên aespa quỳ gối để chúc mừng năm mới nhưng Ningning từ chối làm hành động đó.

Nhiều ngôi sao người Trung khác đang hoạt động tại Kpop như Jun, The8 (nhóm Seventeen) cũng từng có hành động tương tự Ningning.

"Họ nên rời khỏi Hàn Quốc nếu không muốn tôn trọng văn hóa của chúng tôi", The Korea Times trích đăng bình luận của khán giả.

Ở Hàn Quốc, hành động cúi đầu được sử dụng như lời chào trân trọng trong năm mới đồng thời thể hiện sự kính trọng với người hơn tuổi hoặc bậc tiền bối. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, đó là biểu hiện của lòng trung thành và sự tôn thờ. Vì vậy người Trung Quốc được cho là chỉ cúi đầu trước trời, đất và cha mẹ của họ.

Do đó, trong khi công chúng Hàn Quốc chỉ trích thì người hâm mộ Trung Quốc lại ca ngợi Ningning, Jun, The8 vì đã tuân theo các tập quán văn hóa của riêng họ.

Tranh cãi về việc cúi đầu nổ ra lần đầu tiên vào tháng 1, khi Wang Yiren - thành viên Trung Quốc của nhóm nhạc nữ Everglow - từ chối cúi chào trong một sự kiện dành cho người hâm mộ được tổ chức tại Hàn Quốc. Thay vì cúi đầu, Wang Yiren chào theo kiểu Trung Quốc, nhưng điều này vẫn khiến nhiều người Hàn Quốc bức xúc.

Sau ồn ào, công ty quản lý Yue Hua Entertainment thông báo Wang Yiren tạm gác các hoạt động âm nhạc của cô tại Hàn Quốc và trở lại Trung Quốc trong thời gian tới.

Nên tôn trọng sự khác biệt văn hóa

Các chuyên gia Kpop chỉ ra tranh cãi đang diễn ra là kết quả của việc xung đột nguồn gốc các tài sản văn hóa, chẳng hạn kim chi và hanbok.

"Trong trường hợp bình thường, vụ việc liên quan đến Ningning và Wang Yiren có thể không phải vấn đề lớn", Lee Gyu Tag, Giáo sư nhân chủng học văn hóa tại Đại học George Mason Hàn Quốc nói với The Korea Times.

"Tâm lý tiêu cực của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc đang đổ thêm dầu vào lửa, nhưng họ không nên ép buộc các ngôi sao người Trung phải tuân theo tất cả phong tục của Hàn Quốc và chỉ trích họ, trừ khi những ca sĩ này làm xói mòn các giá trị quan trọng của Hàn Quốc”.

Vị giáo sư nhấn mạnh người Hàn Quốc cũng nên đặt mình vào vị trí của người khác. Ông nói: “Ví dụ, người Hàn Quốc cũng sẽ thấy bị xúc phạm nếu người dân Mỹ yêu cầu các ca sĩ Hàn Quốc hành động giống người Mỹ hơn vì đó là thị trường chính của họ. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt văn hóa thay vì đi quá đà”.

Ningning bi chi trich anh 4

Wang Yiren tạm dừng hoạt động sau vụ ồn ào. Ảnh: Yue Hua Entertainment.

Lee Gyu Tag nhắc lại cuộc tranh cãi xung quanh Sana, thành viên Nhật Bản của nhóm nhạc nữ TWICE. Vụ việc xảy ra vào năm 2019. Hồi đó, Sana bình luận về việc tân hoàng của đất nước cô lên ngôi.

"Chúng tôi không thể yêu cầu các ngôi sao Kpop nước ngoài từ bỏ danh tính của họ, chỉ vì họ đang hoạt động ở Hàn Quốc", giáo sư nói thêm.

Ngày 2/2, Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) cũng đưa ra một tuyên bố: "Chúng tôi tôn trọng các ý kiến ​​khác nhau về cuộc tranh cãi, nhưng chúng ta cần nhớ rằng vai trò của âm nhạc và Kpop là kết nối mọi người với nhiều nguồn gốc khác nhau quốc tịch, chủng tộc hoặc tôn giáo của họ".

Thành tích bán album của Kpop tăng 67%

Doanh số bán album lẫn nhạc số tại thị trường Hàn Quốc ở tháng đầu tiên của năm 2022 tăng trưởng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Những kẻ tấn công người nổi tiếng ở Hàn Quốc

Vận động viên bóng chuyền Kim In Hyeok và BJ Jo Jang Mi qua đời sau thời gian dài chịu đựng những lời công kích, chỉ trích trên YouTube cùng nhiều nền tảng khác.

Kỳ tích tại ngành giải trí Hàn Quốc

Khán giả đến xem nhạc kịch tại Hàn Quốc chủ yếu ở độ tuổi 20. Giới chuyên môn cho rằng đây là kỳ tích mà nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ.

'Si dien' cua B Ray hinh anh

'Sĩ diện' của B Ray

0

Chia sẻ với Tri thức - Znews, B Ray nói việc học trò trở thành quán quân Rap Việt là niềm kiêu hãnh, "sĩ diện" của chính anh, và nam rapper sẽ tự hào đến hết cuộc đời.

Bạn có thể quan tâm