Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Nguy cơ xung đột vũ trang khi Trung Quốc tập trận gần Đài Loan

Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các hoạt động quân sự quanh khu vực Đài Loan làm dấy lên lo ngại về nguy cơ một cuộc tấn công nhắm vào hòn đảo.

tan cong Dai Loan anh 1

Tuần qua, Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự quanh Đài Loan - nơi Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Những động thái được miêu tả là chưa có tiền lệ làm thổi bùng lo ngại về nguy cơ đại lục sớm mở một cuộc tấn công vào hòn đảo, theo Financial Times.

Căng thẳng leo thang quanh đảo Đài Loan

Hôm 29/3, đảo Đài Loan và Nhật Bản thông báo vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của họ bị xâm nhập. Đây là lần đầu tiên Đài Loan và Tokyo đồng thời phát hiện các vụ xâm nhập.

Đài Loan cho biết 10 máy bay chiến đấu của đại lục, trong đó có máy bay tiêm kích và chống ngầm, xâm nhập vào ADIZ phía tây nam của hòn đảo.

Trong khi đó, nhà chức trách Nhật Bản thông báo phát hiện dấu hiệu xâm nhập của máy bay chống ngầm Trung Quốc ở khu vực ADIZ phía đông đảo Đài Loan.

Bắc Kinh triển khai lực lượng diễn tập đồng thời tại hai khu vực nói trên chỉ vài ngày sau khi 20 máy bay chiến đấu Trung Quốc, trong đó có 4 cường kích chiến lược H-6K, xâm nhập ADIZ của Đài Loan hôm 26/3.

tan cong Dai Loan anh 2

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc. Ảnh: Asia Times.

Dấu hiệu quân sự nóng lên xuất hiện khi Washington tỏ ra sẵn sàng đối phó rủi ro về một cuộc xung đột quân sự tại Đài Loan.

Các quan chức cấp cao của Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể đang tính toán khả năng sử dụng vũ lực giành quyền kiểm soát Đài Loan. Nếu kịch bản này xảy ra, gần như chắc chắn Mỹ và một số đồng minh sẽ bị kéo vào cuộc chiến.

Vụ xâm nhập hôm 29/3 diễn ra sau khi Đại sứ Mỹ tại Palau John Hennessey-Niland cùng Tổng thống Palau Surangel Whipps đến Đài Loan.

Việc Đại sứ Hennessey-Niland đến Đài Loan là động thái hiếm có, khi nhìn vào thực tiễn Washington luôn cực kỳ thận trọng, tránh gửi quan chức ngoại giao tới hòn đảo bởi lo ngại xung đột với Bắc Kinh.

Trong khi đó, vụ xâm nhập hôm 26/3 diễn ra sau khi Mỹ và Đài Loan thông báo thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai bên.

Một số chuyên gia diễn giải những hoạt động quân sự vừa qua của Trung Quốc là bước leo thang từ từ, nhưng phản ánh những đặc điểm mới trong cách hành xử của Bắc Kinh.

Trung Quốc muốn thay đổi nguyên trạng

Từ mùa hè 2020, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành nhiều phi vụ xâm nhập vào góc tây nam vùng ADIZ của Đài Loan hơn trước. Đây là nơi eo biển Đài Loan tiếp giáp với eo biển Ba Sĩ.

Eo biển Ba Sĩ là hành lang hàng hải và hàng không có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi đây là con đường để quân đội Trung Quốc tiếp cận vùng trời và vùng biển quốc tế ở Tây Thái Bình Dương.

Nếu xung đột quân sự nổ ra, eo biển Ba Sĩ sẽ là trận địa tàu ngầm khốc liệt nhất. Điều này giải thích vì sao máy bay chống ngầm của Bắc Kinh hiện diện trong mọi vụ xâm nhập được ghi nhận.

Dấu hiệu bất thường được phát hiện trong các phi vụ xâm nhập tuần qua, khi máy bay chống ngầm bay vòng qua cực Nam của Đài Loan và đi tới biển Tây Thái Bình Dương, sau đó quay trở lại. Thông thường, các máy bay sẽ bay thẳng vào ADIZ và trở ra.

"Phi vụ mới nhất giống như thông điệp chính trị, hơn là có ý nghĩa thực chiến quân sự. Bay vòng qua Đài Loan không phải bước đột phá với họ (đại lục)", Đô đốc Lee Hsi-ming, cựu tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Đài Loan, nói.

Đô đốc Lee tin rằng việc máy bay Trung Quốc đi xa tới Tây Thái Bình Dương giống như thông điệp thể hiện thái độ kiên quyết gửi tới Mỹ.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhìn thấy dấu hiệu leo thang trong các hành động quân sự của Bắc Kinh.

"Máy bay Y-8 và Y-9 chưa từng thực hiện hành trình như vậy (xâm nhập ADIZ Đài Loan) trước đây. Chúng ta sẽ còn thấy thêm những phi vụ như thế, khi họ bắt đầu mở rộng phạm vi các nhiệm vụ thường xuyên từ Tây Nam sang Đông Nam Đài Loan", Su Tzu Yun, chuyên gia từ Viện nghiên cứu An ninh và Quốc phòng, một đơn vị tư vấn chính sách cho chính quyền Đài Loan, nhận định.

tan cong Dai Loan anh 3

Đài Loan triển khai tiêm kích F-16 ngăn chặn máy bay Trung Quốc xâm nhập ADIZ. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, vụ xâm nhập của PLA vào ADIZ Nhật Bản ngày 29/3 cũng chưa từng có tiền lệ. Một máy bay tuần tra cùng một máy bay do thám Trung Quốc xâm nhập ADIZ của Nhật Bản và bay sát bờ biển phía đông Đài Loan, sau đó nhanh chóng rời đi qua eo biển Miyako.

Quần đảo Miyako nằm giữa Okinawa của Nhật Bản và Đài Loan. Đây là một điểm nóng thường xuyên chứng kiến hoạt động của không quân Trung Quốc vài năm qua.

Giống eo biển Ba Sĩ, eo biển Miyako nằm trên tuyến đường PLA phải đi qua nếu muốn thoát khỏi chuỗi đảo thứ nhất để tiếp cận Thái Bình Dương.

Trong 5 vụ xâm nhập ADIZ Nhật Bản từ phía Trung Quốc diễn ra năm qua, 4 vụ xảy ra ở khu vực quanh quần đảo Miyako.

Trong các hoạt động diễn tập trước đây, máy bay Trung Quốc chỉ tiến hành những chuyến bay tương đối ngắn, hướng về khu vực Đông Nam quần đảo Miyako, trước khi quay trở lại.

Vụ xâm nhập ngày 29/3 đánh dấu lần đầu tiên máy bay Trung Quốc bay sát bờ biển phía đông Đài Loan. Đây là khu vực có các hầm trú ẩn lớn nhất được đặt tại vùng núi thành phố Hoa Liên, có nhiệm vụ bảo vệ lực lượng không quân Đài Loan trước tên lửa và không kích của đối phương.

"Bằng cách thường xuyên hoạt động ở góc đông nam ADIZ của Đài Loan, PLA đã thay đổi nguyên trạng và khẳng định rằng 'đây là sân sau của tôi'. Họ thậm chí đưa khu vực này vào kế hoạch huấn luyện thường niên", ông Lee cho biết.

Một số nguồn thạo tin nắm rõ chiến lược phòng thủ của Đài Loan cho biết nếu PLA mở rộng hiện diện thường xuyên tới vùng trời phía đông hòn đảo, an ninh của Đài Loan sẽ bị thách thức nghiêm trọng.

20 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan

Hai mươi máy bay quân sự Trung Quốc, bao gồm các máy bay ném bom và chiến đấu cơ, đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn nhưng sự thách thức vươn xa

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đứng trước sức ép mới cần sớm đưa ra cách tiếp cận với Bình Nhưỡng sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Afghanistan bác bỏ kế hoạch hòa bình của chính quyền ông Biden

Các lãnh đạo Afghanistan đã bác bỏ kế hoạch do chính quyền Tổng thống Joe Biden đề xuất nhằm chấm dứt xung đột quân sự với lực lượng Taliban.

Duy Anh (Theo Financial Times)

Bạn có thể quan tâm