Ông Harris đang có chuyến thăm Ấn Ðộ và đã có cuộc gặp với tổng tư lệnh Hải quân Ấn Ðộ - đô đốc Robin Dhowan hôm 3/3.
Theo The Times of India, Mỹ vẫn muốn Ấn Ðộ đóng vai trò làm “đinh chốt” trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương hoặc ít nhất giúp hợp tác hải quân đa phương vì một sự ổn định tại khu vực được coi là ngày càng quan trọng này.
Biển Đông không phải của riêng Trung Quốc
Tôi cảm thấy quan ngại về quá trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó là sự khiêu khích và gây ra căng thẳng ở Biển Đông
Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ - đô đốc HARRY HARRIS
Chưa đầy hai tháng sau khi tuyên bố tầm nhìn chiến lược chung Mỹ - Ấn được công bố trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến New Delhi, đô đốc Harris đã tuyên bố rõ Trung Quốc không có quyền cản trở hoạt động của hải quân Ấn Ðộ tại Biển Ðông.
Kênh truyền hình New Delhi (NDTV) dẫn lời ông Harris nói: “Biển Ðông là vùng biển quốc tế và Ấn Ðộ có thể hoạt động tự do nếu muốn. Nếu đó là Biển Ðông, hãy cứ đến đó”.
Vào tháng 7/2011, như NDTV cho biết, khi tàu INS Shardul của Hải quân Ấn Ðộ trên đường từ Khánh Hòa đi Hải Phòng trong một chuyến thăm hữu nghị, thủy thủ đoàn đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh cáo trên sóng vô tuyến: “Các anh đang đi vào vùng biển Trung Quốc. Hãy rời khỏi đây”.
Năm 2014, Trung Quốc cũng phản đối thỏa thuận giữa Việt Nam và Ấn Ðộ trong việc thăm dò dầu khí ở Biển Ðông.
Về tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với các nước láng giềng, ông Harris bày tỏ: “Tôi cảm thấy quan ngại về quá trình xây đảo nhân tạo. Tôi nghĩ rằng đó là sự khiêu khích và gây ra căng thẳng ở Biển Ðông cũng như đối với các nước ở Biển Ðông. Vì vậy, tôi quan ngại về điều này”.
Ðô đốc Mỹ nói thêm rằng tất cả những ai quan ngại về quyền tự do đi lại ở Biển Ðông đều phải “có nhiệm vụ chú ý đến những gì Trung Quốc đang làm ở biển Ðông và việc xây đảo nhân tạo nghiêm trọng của Bắc Kinh”. “Trên thực tế, họ đang thay đổi hiện trạng tại biển Ðông”, ông Harris nói.
Từ Hollywood đến Bollywood
Mặc dù ông Harris không đề cập chuyện tàu ngầm Trung Quốc đang hiện diện tại Ấn Ðộ Dương, ông nói mối quan tâm lớn nhất của ông là đảm bảo an ninh hàng hải và việc tự do đi lại ở Biển Ðông.
Ðiều này tương đồng với tuyên bố chung Mỹ - Ấn trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Obama đến New Delhi hồi tháng 1.
Ông cho rằng bản thân việc tàu ngầm Trung Quốc hiện diện ở Ấn Ðộ Dương không phải là chuyện tiêu cực bởi Trung Quốc cũng có quyền hoạt động ở vùng biển quốc tế, tham gia chống cướp biển cũng như Ấn Ðộ có quyền hoạt động tại vùng nước quốc tế ở Biển Ðông.
“Ðiều tôi quan tâm hơn là Trung Quốc đang làm gì ở Biển Ðông hơn là ở Ấn Ðộ Dương”, đô đốc Harris khẳng định.
Theo NDTV, mặc dù không được tuyên bố rộng rãi, Mỹ coi Ấn Ðộ là một đối tác quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á - Thái Bình Dương.
Ðiều này không chỉ vì Hải quân Ấn Ðộ là một trong những lực lượng hùng mạnh của khu vực mà còn là đối tác huấn luyện hữu ích, tiếp xúc với hải quân Mỹ trong cuộc tập trận cấp cao Malabar diễn ra mùa thu hằng năm.
Năm ngoái, Ấn Ðộ đã mở cửa tập trận Malabar cho cả Nhật Bản, đồng minh quan trọng của cả New Delhi và Washington.
Mỹ cũng coi Ấn Ðộ là một phần quan trọng trong trật tự thế giới mới. “Trong việc xoay trục của Mỹ, hạm đội Thái Bình Dương đang trở nên lớn mạnh hơn. Vào năm 2020, 60% Hải quân Mỹ sẽ có mặt trong hạm đội Thái Bình Dương”, ông Harris cho biết và nói đùa rằng khi ấy, khu vực mà ông chịu trách nhiệm sẽ trải dài từ Hollywood sang Bollywood, từ vùng của những chú gấu Bắc Cực đến nơi ở của những chú chim cánh cụt Nam Cực.
“Chúng tôi sẽ có thêm tàu. Chúng tôi sẽ cử thêm hai tàu đến Nhật Bản. Chúng tôi đang đưa bốn tàu ngầm đến Guam”, ông thông báo. Tuy nhiên, ông Harris cũng nhanh chóng giải thích rằng điều này không phải nhằm trực tiếp vào Trung Quốc.
“Vấn đề không phải là ở Trung Quốc mà là ở chúng ta. Vấn đề ở đây là nhận thức tương lai kinh tế của chúng ta nằm ở Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương”, ông Harris phát biểu và nói thêm rằng tùy thuộc vào Ấn Ðộ có muốn tăng cường hiện diện ở Biển Ðông hay không mặc dù cá nhân ông hoan nghênh điều này.
Theo The Times of India, Ấn Ðộ nhấn mạnh các bên cần tôn trọng quyền đi lại tự do không bị cản trở tại các vùng biển quốc tế như Biển Ðông.
Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 10% trong năm 2015
Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh hôm 4/3 cho biết ngân sách quốc phòng của nước này trong năm nay sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2014, lên mức khoảng 145 tỷ USD. Năm ngoái, như Reuters cho biết, chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh tăng 12,2% so với năm 2013, đạt 130 tỷ USD.
Giới quan sát nhận định mức tăng 10% năm nay là mức tăng chi tiêu quốc phòng chậm nhất của Trung Quốc trong năm năm qua. Ấn Độ cũng vừa công bố ngân sách quốc phòng cho năm 2015-2016 là 40 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2014-2015.
'Trung Quốc hiếu chiến trên Biển Đông'
Ngày 27/2, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper khẳng định Trung Quốc đang “mở rộng tiền đồn” trên Biển Đông để đòi hỏi “một cách hiếu chiến” vấn đề chủ quyền biển.
'Trung Quốc muốn bá quyền trên Biển Đông'
15 1
Nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ cho rằng dư luận phải coi việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi mưu đồ bá quyền trên Biển Ðông là hành động "quấy rối và tiềm ẩn nguy hiểm".
Trung Quốc vung tiền cho quốc phòng vì lo Mỹ 'trở mặt'
2
Giáo sư Jin Canrong (Trung Quốc) nhận định việc Bắc Kinh duy trì mức tăng trưởng 2 con số cho ngân sách quốc phòng nhằm đề phòng mối quan hệ giữa nước này với Mỹ bất ngờ thay đổi.