Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc vung tiền cho quốc phòng vì lo Mỹ 'trở mặt'

Giáo sư Jin Canrong (Trung Quốc) nhận định việc Bắc Kinh duy trì mức tăng trưởng 2 con số cho ngân sách quốc phòng nhằm đề phòng mối quan hệ giữa nước này với Mỹ bất ngờ thay đổi.

Lực lượng xe tăng Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật hồi tháng 9/2014.
Lực lượng xe tăng Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật hồi tháng 9/2014.

Want China Times cho hay, theo đánh giá của một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp quân sự nước này vẫn duy trì mức tăng trưởng từ 10 – 15% trong năm nay. Dù phải đối mặt với không ít thách thức chính trị và quân sự, nhưng theo dự báo, ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc vẫn sẽ giữ mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 năm tới.

Trong khi đó, Giáo sư Jin nhận định mặc dù trong năm 2014, cả tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng số tiền thu thuế của Trung Quốc đều giảm nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số cho ngân sách chi tiêu quốc phòng. Đây cũng là một phần trong chiến lược đề phòng mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các quốc gia đồng minh của Washington như Nhật Bản và Đài Loan, bất ngờ diễn biến theo chiều hướng xấu.

Điển hình, mức chi tiêu quốc phòng của quốc gia đông dân nhất thế giới cũng luôn tăng theo tỷ lệ 2 con số trong vòng 4 năm qua.

Hồi năm ngoái, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã đạt 808,2 tỷ Nhân dân tệ (129 tỷ USD), tăng 12,2% so với năm 2013. Đây là mức tăng cao hơn hẳn so với tỷ lệ 10,7% so với những năm trước năm 2013.

Trung Quốc có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ nhưng chất lượng kém

Theo một quan chức thuộc Hải quân Mỹ, Trung Quốc đang chế tạo nhiều loại tàu ngầm mới, đồng thời sở hữu nhiều tàu hạt nhân chạy bằng diesel hơn Washington, nhưng chất lượng thấp.


Việc tiếp tục thi hành chính sách tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay, cũng là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho quân đội nước nhà trước mọi mối đe dọa tiềm năng. Những thách thức này có thể đến từ chính sách “xoay trục” tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, sự lớn mạnh của quân đội Nhật Bản và những biến động trong bộ máy chính quyền Đài Loan sau cuộc bầu cử lãnh đạo năm 2016, ông Jin cho biết.  

Nếu bà Thái Anh Văn, lãnh đạo đảng Dân Tiến đối lập tại Đài Loan, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, chắc chắn mối quan hệ giữa 2 eo biển Đài Loan sẽ thay đổi. Trong hoàn cảnh này, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn muốn đặt Đài Loan nằm trong quỹ đạo của chính quyền đại lục.  

Trong khi đó, chính việc mở rộng bành trướng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, đã nhiều lần làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang. Hoạt động tăng cường đầu tư cho quân sự một cách nhanh chóng của Trung Quốc còn làm bùng phát cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Ấn Độ quyết chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc

Ấn Độ đang đẩy mạnh tốc độ đóng mới tàu sân bay nội địa nhằm tạo sự cân bằng với sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc.

http://infonet.vn/trung-quoc-vung-tien-cho-quoc-phong-vi-lo-my-tro-mat-post159050.info

Theo Minh Thu/Infonet

Bạn có thể quan tâm