Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Máy bay 'made in China' có thêm đơn hàng nội địa

Hãng hàng không Trung Quốc Air China cho biết đã ký thoả thuận với Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc - Comac để mua 100 máy bay C919 từ nay đến năm 2031.

C919 là chiếc máy bay "made in China" với tham vọng cạnh tranh với Airbus và Boeing.

Air China cho biết đã đàm phán mức giảm giá khá lớn so với tổng giá trị niêm yết là 10,8 tỷ USD cho đơn đặt hàng.

Thương vụ này diễn ra trong bối cảnh Boeing phải vật lộn với một loạt bê bối về an toàn trong những tháng gần đây. Cơ quan quản lý hàng không Mỹ đã ngăn chặn Boeing mở rộng sản xuất loại máy bay phổ biến nhất của hãng là 737 Max. Đây là loại máy bay thiết kế một lối đi, thân hẹp giống như C919.

Harry Murphy Cruise, chuyên gia của Moody's Analytics cho rằng các đơn đặt hàng từ Air China sẽ củng cố hoạt động kinh doanh tổng thể của Comac.

"Những đơn hàng lớn thế này tạo sự chắc chắn cho nhà sản xuất, khuyến khích đầu tư thêm trong bối cảnh các hãng đều bị tồn đọng đơn đặt hàng từ Boeing và Airbus", ông nói. Ngoài ra, việc tăng cường sản xuất có thể thúc đẩy các hãng hàng không khác đặt mua máy bay của Comac.

Việc triển khai máy bay C919 của Air China dự kiến thu hút sự chú ý dành cho loại máy bay này trên toàn thế giới, dù chiếc máy bay chưa có chứng nhận bên ngoài Trung Quốc.

Mayur Patel, người đứng đầu nền tảng dữ liệu ngành hàng không OAG tại châu Á cho biết các hãng hàng không ở các quốc gia khác sẽ theo dõi hoạt động của máy bay về mặt chi phí, độ tin cậy và khả năng tương thích với các đội bay còn lại của họ khi các máy bay cũ bị loại bỏ.

Patel cho biết các đối tác của Trung Quốc ở châu Phi hoặc Đông Nam Á có thể sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên mua C919. Vị này dự đoán rằng việc mua máy bay có thể được “đính kèm” vào các hiệp định thương mại của Trung Quốc với các đối tác đó.

Nhưng thách thức của quá trình này là các hãng hàng không vẫn ngần ngại kết hợp việc sử dụng các loại máy bay của nhiều nhà sản xuất khác nhau vì sẽ làm tăng thêm chi phí bảo trì và đào tạo.

Ngoài ra, khi C919 vẫn chưa được Mỹ và châu Âu cấp phép bay thì thế độc quyền của Boeing và Airbus vẫn chưa bị phá vỡ.

Trước đó, khách hàng đầu tiên là China Eastern Airlines đã đặt mua 5 chiếc từ 2021 và đã nhận đủ vào tháng 3 năm nay. Hồi tháng 9/2023, hãng này đặt thêm 100 chiếc C919.

Máy bay 'made in China' và tham vọng với thị trường Đông Nam Á

C919 đã đến trình diễn tại 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia để tìm đơn đặt hàng chính thức đầu tiên từ nước ngoài.

Châu Âu chưa mở cửa cho máy bay 'Made in China'

Giới chức châu Âu cho biết cần thêm thời gian để đánh giá máy bay C919 - sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac).

Bên trong máy bay 'Made in China' lần đầu đến Việt Nam

Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) cho người xem vào tham quan tự do hai tàu bay C919 và ARJ21-700 đỗ tại sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm