Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý giải sức hút của dòng sách tâm lý học

Trong khoảng thời gian gần đây, các cuốn sách về lĩnh vực tâm lý học từ lý thuyết cho đến ứng dụng ngày càng được lòng độc giả trẻ.

Sach tam ly anh 1

Bước chậm lại giữa thế gian vội vã từng là một “cơn sốt” với độc giả trẻ. Ảnh: Vietnamnet.

Theo của ông Nguyễn Thành Nam - Phó giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ - trong những năm gần đây, đặc biệt là hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lạm phát và xung đột một số nơi trên thế giới… con người có thể bị rơi vào hoang mang, lo sợ và giật mình khi chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc chăm lo sức khỏe, an toàn của mình và gia đình mình.

Chính vì thế bạn đọc có xu hướng tìm kiếm những đầu sách giúp cho mình mạnh mẽ, can trường hơn, như dòng sách về chủ nghĩa khắc kỷ (Nghĩ như hoàng đế La Mã, Nghĩ như một người khắc kỷ…).

Bên cạnh đó, nhiều người cũng tìm kiếm những dòng sách giúp bình tâm, giữ tinh thần lạc quan - tức là sách về tâm lý tâm thần (Rồi cũng sẽ qua, Để thân tâm an lạc, Tâm bệnh học, Tâm lý học cho trẻ em…).

Chính những bất ổn của thời đại như thế đã ít nhiều thôi thúc độc giả tìm đến dòng sách về các triết lý xưa hay về kỹ năng rèn tinh thần để giúp vượt qua những áp lực, khó khăn hiện tại của cuộc sống (Lên tàu cùng Socrates, Hạnh phúc không mọc trên cây, 1% mỗi ngày…).

“Xuất phát từ nhu cầu đó của độc giả, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục phát triển những dòng sách này để giúp độc giả ở mọi lứa tuổi có thể hiểu bản thân mình, rèn luyện tâm trí vững vàng, và trang bị những kỹ năng tâm lý tâm thần cho chính mình và người thân, bạn bè của mình, để khi có khủng hoảng hay những thứ không may bất ngờ xảy đến, thì họ có thể ứng phó và đứng vững được”, ông Nguyễn Thành Nam cho biết.

Còn với anh Đào Ngọc Minh (tác giả sách Rồi cũng sẽ qua), có ba lý do để khiến dòng sách tâm lý học trở thành một hiện tượng đối với các độc giả trẻ. Thứ nhất, nhờ sự phát triển của các thiết bị kết nối Internet, mọi người có thể tìm kiếm thông tin tốt hơn và các tài liệu về tâm lý học trở nên dễ dàng tiếp cận. Thứ hai, trong bối cảnh xã hội hiện đại, con người gặp các vấn đề về tâm lý rõ ràng vì vậy họ tìm đến các cuốn sách về lĩnh vực này như một cách để “điều trị” cho bản thân. Thứ ba, nếu như trước kia chỉ có dòng sách tâm lý học của Mỹ thì nay các nước châu Á như Nhật, Hàn cũng đã bắt đầu có tác giả viết về chủ đề này. Với những câu chuyện mang chứa sự tương đồng trong văn hóa, độc giả trẻ dễ dàng kết nối với cuốn sách hơn.

Tâm lý học giờ đây không chỉ được diễn giải thông qua những luận lý mà còn thông qua những câu chuyện, triết lý ngắn gọn, gần gũi.

“Mình không phải là một người quan tâm đến lĩnh vực tâm lý bởi vài năm trước đó các cuốn sách mình đọc khá khó hiểu. Thế nhưng dạo gần đây mình bắt đầu đọc cuốn Thao túng tâm lý, mình cảm thấy nó được viết khá dễ hiểu và có thể áp dụng được vào trong đời sống”, chị Nguyễn Phương An (27 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết.

Sach tam ly anh 2

Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải là một trong những cuốn sách về tâm lý học tập hợp các bài phỏng vấn của tác giả Cao Minh với bệnh nhân tâm thần. Ảnh: listsach.

Cùng ý kiến như trên, em Lê Ngọc Ánh (22 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ thêm rằng: “Bây giờ sách tâm lý học ứng dụng khá phổ biến. Mình là một người làm marketing nên mình thấy cần tìm hiểu thêm về lĩnh vực này. Hơn nữa, tìm hiểu về tâm lý học có thể là một cách để cắt nghĩa những cảm xúc trong mình”.

Sách tâm lý đang dần trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với độc giả trẻ. Bằng hình thức thể hiện trực quan, sinh động hơn, nhiều người hướng đến dòng sách này với mong muốn tìm kiếm những câu trả lời về bản thân cũng như chữa lành những vết thương về mặt cảm xúc.

Tác phẩm khoa học viễn tưởng Việt tìm chỗ đứng

Ngày nay, giới phê bình văn học khó tính đã có cái nhìn khác về thể loại khoa học viễn tưởng. Nhiều tác phẩm thuộc thể loại này được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học.

Quản lý khủng hoảng truyền thông trong bối cảnh bùng nổ thông tin

Số người sử dụng mạng xã hội nước ta là 72 triệu người. Trong bối cảnh này, quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông cần phải trở thành một kỹ năng thiết yếu.

Đức Huy

Bạn có thể quan tâm