Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do khối ngoại bán ròng 11 phiên liên tiếp

Động thái bán ròng cổ phiếu của khối ngoại kéo dài từ giữa tháng 3 đến nay xuất hiện trong bối cảnh tỷ giá tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút tiền qua tín phiếu.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11 phiên với tổng quy mô 6.700 tỷ đồng. Ảnh: Duy Hiệu.

Kể từ phiên giao dịch 12/3 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11 phiên liên tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô bán lũy kế vượt 6.700 tỷ đồng. Tính riêng trên HoSE, khối ngoại bán ròng tổng cộng 143 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 5.400 tỷ đồng giai đoạn này.

Tiền ngoại "chạy" khỏi thị trường

Động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc mạnh quanh vùng giá cao nhất một năm qua. Bất chấp việc VN-Index đang có dấu hiệu phục hồi và tăng trở lại mốc 1.282 điểm trong phiên gần nhất, dòng tiền ngoại vẫn rút khỏi thị trường hơn 200 tỷ đồng.

Trong đó, danh mục bán ròng của khối ngoại tập trung chủ yếu tại các cổ phiếu trụ như VNM, VHM, MSN. Mới đây, cổ phiếu VND cũng rơi vào danh sách “xả hàng” của nhóm nhà đầu tư này khi vướng sự cố bị hacker tấn công. Chỉ trong 2 phiên gần nhất, khối ngoại đã bán ròng khoảng 480 tỷ đồng cổ phiếu VND.

Lý giải hành động tiêu cực thời gian gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Xuân Hiền, chuyên gia phân tích tại Học viện New World Education, cho biết chuỗi bán ròng này đã bắt đầu từ ngày 12/3, cùng thời điểm Ngân hàng Nhà nước chào thầu lô tín phiếu 15.000 tỷ đồng. Trong 4 phiên kế tiếp, cơ quan quản lý tiền tệ đã hút ròng thêm gần 60.000 tỷ đồng giữa thời điểm tỷ giá tăng nóng.

ly do khoi ngoai ban,  khoi ngoai ban rong anh 1

Khối ngoại bán ròng trong giai đoạn tỷ giá tăng nóng. Ảnh: Wichart.

Hoạt động bơm, hút tiền qua kênh tín phiếu là nghiệp vụ thông thường của Ngân hàng Nhà nước tác động đến lượng tiền trên thị trường liên ngân hàng (nơi các nhà băng cho vay lẫn nhau), không lưu thông trên thị trường dân cư. Lần gần nhất Ngân hàng Nhà nước hút tiền qua kênh tín phiếu là vào giai đoạn tháng 9-11/2023.

Theo chuyên gia, động thái bán ròng của nhà đầu tư nói chung cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng khi chỉ số tiến gần đến đỉnh hay ngưỡng kháng cự mạnh 52 tuần (1.300-1.310 điểm) còn là hành động chốt lời ngắn hạn khi đạt tỷ suất sinh lợi kỳ vọng ngắn hạn.

Xét về góc độ quản lý danh mục đầu tư, việc bán ròng và tăng tỷ trọng tiền sẽ giúp nhà đầu tư chuyên nghiệp bảo toàn lợi nhuận và hạn chế rủi ro khi chỉ số đảo chiều giảm điểm.

Ngoài ra, khi chỉ số có sự điều chỉnh kỹ thuật và chạm ngưỡng hỗ trợ, nhà đầu tư sẽ dùng lượng tiền này mua vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn cho chu kỳ hồi phục tăng điểm ngắn hạn. Vấn đề lo ngại hay rủi ro chỉ xảy ra với các nhà đầu tư mua vào “không đúng thời điểm”.

Các phiên giao dịch tỷ USD xuất hiện thường xuyên

Một khía cạnh đáng chú ý trong bối cảnh chỉ số VN-Index đi lên là thanh khoản giao dịch liên tục duy trì ở ngưỡng cao. Tính riêng trên HoSE, lần gần nhất giá trị giao dịch trong phiên dưới 20.000 tỷ đồng đã cách đây hơn một tháng (phiên 22/2).

Các phiên giao dịch trên tỷ USD xuất hiện ngày càng phổ biến. Trong phiên điều chỉnh 18/3, sàn chứng khoán TP.HCM thậm chí chứng kiến hơn 1,7 tỷ cổ phiếu được sang tay với giá trị tương đương 43.000 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Xuân Hiền, xu hướng thanh khoản toàn thị trường thời gian gần đây cho thấy dòng tiền lớn mới đang tham gia vào thị trường. Với chính sách lãi suất thấp và xu hướng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong 3 tháng đầu năm, dòng tiền đầu cơ đã có thêm điều kiện để chảy vào thị trường chứng khoán.

“Biểu hiện rõ nhất là thị trường đang trong trạng thái hưng phấn với tâm lý đầu cơ rất cao”, ông Hiền nhận định nhưng lưu ý rất khó xác định liệu đây có phải là tín hiệu tính cực hay không.

Created with Highcharts 8.2.2tỷ đồngTHANH KHOẢN TRÊN HOSE THƯỜNG XUYÊN VƯỢT 1 TỶ USDGiá trị giao dịch6/37811/31213141518/31920212225/326010k20k30k40k50k
THANH KHOẢN TRÊN HOSE THƯỜNG XUYÊN VƯỢT 1 TỶ USD

Nhãn6/37811/31213141518/31920212225/326
Giá trị giao dịch tỷ đồng 248972508432502238572075626292279612750843129216492299229614347342925821890

Biến động thị trường hiện nay chịu tác động mạnh từ yếu tố dòng tiền do khối tự doanh và nhà đầu tư cá nhân dẫn dắt. Nếu lãi suất hay cung tiền (giao dịch tín phiếu) thay đổi, nhiều khả năng tạo nên biến động bất thường cho thị trường.

Ông cũng cho biết thị trường đang trong khoảng thời gian trống về thông tin cơ bản hỗ trợ. Các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán và các thông tin về chính sách phân phối lợi nhuận, tái đầu tư... khiến nhà đầu tư khó nhận định thị trường đang ở trạng thái phân phối hay tích luỹ.

Vì vậy, vị chuyên gia đưa ra 2 kịch bản trong giai đoạn ngắn hạn 3-6 tháng như sau:

Kịch bản giảm điểm: Thị trường có thể đi vào trạng thái phân phối và điều chỉnh khi dòng tiền mới vào thị trường (từ khối tự doanh và nhà đầu tư cá nhân) không đủ cân đối với dòng tiền rút ra (nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức) và thông tin cơ bản của doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng các nhà đầu tư.

Ví dụ, chỉ số P/E toàn thị trường hiện đạt 15, bằng mức cao nhất của chỉ số trong 52 tuần (1.300 điểm) nhưng vẫn thấp hơn chỉ số P/E cao nhất là 20, tương ứng với đỉnh lịch sử của chỉ số là 1.500 điểm. Việc thông tin cơ bản có chiều hướng tiêu cực làm tăng chỉ số P/E của thị trường có thể tạo áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn.

Kịch bản tăng điểm: Thị trường có thể đi vào trạng thái tích luỹ và đưa chỉ số tiến về đỉnh lịch sử mọi thời đại với sự gia tăng mạnh của dòng tiền mới và việc dòng tiền cũ quay trở lại. Ngoài ra, có sự chuyển dịch dòng tiền từ các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản... Bên cạnh đó, yếu tố cơ bản của doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp vốn hoá lớn, phải có sự đột phá về tỷ suất sinh lời.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Bài liên quan

VN-Index sẽ sớm tiếp cận khu vực 1.300 điểm

VN-Index sẽ sớm tiếp cận khu vực 1.300 điểm

Chuyên gia và các công ty chứng khoán nhận định thị trường sẽ xuất hiện rung lắc vào đầu tuần này. Các nhà đầu tư được khuyến nghị giữ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức cao.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm