Xuất hiện cùng áo khoác da. Jensen Huang thường khoác áo da moto mỗi khi xuất hiện trước truyền thông. Theo New York Times, ông chọn mặc áo da đen suốt 20 năm qua để ngoại hình luôn ổn định. Trả lời phỏng vấn với HP vào tháng 10, Huang cho biết áo đều do vợ và con gái ông chọn. Phong cách thời trang của Huang nổi tiếng đến mức một số nhãn hàng sử dụng tên và hình ảnh ông để bán áo khoác. Nhiều người cho rằng Huang mặc chiếc áo trị giá 11.300 USD của Hermes, hoặc một mẫu của Theory với giá hơn 700 USD. Dù vậy, CEO Nvidia chưa từng xác nhận áo khoác của ông đến từ hãng nào. Ảnh: Bloomberg. |
Dẫn đắt Nvidia đạt vốn hóa 1.000 tỷ USD. Vào tháng 5, Huang trở thành CEO người Mỹ thứ hai lãnh đạo một công ty tự sáng lập đạt vốn hóa 1.000 tỷ USD. Trước đó, Jeff Bezos của Amazon là người đầu tiên làm được điều này vào năm 2021. Tính đến ngày 8/12, giá trị vốn hóa của Nvidia vào khoảng 1.170 tỷ USD. Ảnh: Reuters. |
Nhân viên cũ của AMD. Trong thập niên 1980, Huang từng có giai đoạn ngắn làm việc ở AMD. Tại đây, ông tham gia bộ phận thiết kế chip xử lý và chip điện tử dùng trong bộ xử lý trung tâm cho máy tính. Trước khi thành lập Nvidia, ông cũng làm việc cho LSI Logic (hiện thuộc sở hữu của Broadcom) với vai trò kỹ sư, marketing và quản lý. Đến hiện tại, Nvidia và AMD vẫn là 2 đối thủ trực tiếp trên thị trường GPU và CPU. Ảnh: Nvidia. |
Xăm logo Nvidia lên cánh tay. Trong cuộc phỏng vấn với Fortune năm 2017, Huang tiết lộ đã xăm bản phác thảo của logo Nvidia lên cánh tay từ khoảng 10 năm trước để kỷ niệm cột mốc cổ phiếu công ty lần đầu đạt 100 USD. Ông chia sẻ từng muốn mở rộng hình xăm nhưng "khóc như một em bé" vì quá đau. Ảnh: Reuters. |
Huang chơi bóng bàn rất giỏi. Khi cùng gia đình chuyển đến Oregon (Mỹ), ông chơi bóng bàn gần như mỗi ngày sau giờ học trong một câu lạc bộ tại Portland. Ở tuổi 15, ông từng đạt hạng 3 tại giải bóng bàn U.S. Open Table Tennis Championship nội dung đôi trẻ em. Ảnh: Bloomberg. |
Sở hữu nhiều giải thưởng danh giá. Nvidia được thành lập vào năm 1993 với 3 nhà sáng lập Jensen Huang, Curtis Priem và Chris Malachowsky. Thành công đầu tiên của công ty đến từ dòng chip đồ họa chuyên dụng cho máy tính. Huang là một trong những người đầu tiên được vinh danh trên Đại sảnh Danh vọng Doanh nhân Nhập cư của Mỹ, khi tổ chức này được thành lập vào năm 2012. |
Năm 1999, Huang được Ernst & Young chọn là Doanh nhân của năm trong lĩnh vực công nghệ cao. Đến năm 2003, Huang nhận Giải thưởng Lãnh đạo Gương mẫu của Tiến sĩ Morris Chang, dành cho các lãnh đạo có đóng góp đặc biệt vào sự phát triển công ty. Năm 2019, Harvard Business Review vinh danh ông là CEO làm việc hiệu quả nhất thế giới. Ảnh: Harvard Business Review. |
Thích làm từ thiện. Năm 2007, Huang được trao giải Giải thưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp Tiên phong của Tổ chức Giáo dục Thung lũng Silicon cho những đóng góp trong kinh doanh và thiện nguyện. Ông từng tặng 30 triệu USD cho Đại học Stanford để xây dựng Trường Jen-Hsun Huang về Trung tâm Kỹ thuật, và 2 triệu USD cho Học viện Baptist Oneida nhằm xây dựng Huang Hall, khu ký túc xá và lớp học cho nữ. Ảnh: Bloomberg. |
Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI
Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.
Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.