Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LHQ cảnh báo về làn sóng tấn công khủng bố từ giờ đến cuối năm

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy mối đe dọa từ các nhóm Hồi giáo cực đoan vẫn ở mức cao, và một loạt vụ tấn công khủng bố có thể sẽ diễn ra trong giai đoạn cuối năm 2019.

Trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia theo dõi an ninh tại Liên Hợp Quốc đã vẽ nên một bức tranh tương đối đang lo ngại về phong trào Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu, lực lượng vẫn đang là mối đe dọa đáng kể với hòa bình thế giới.

Theo Guardian, các tác giả của báo cáo an ninh gửi lên Liên Hợp Quốc nêu mối lo ngại về gần 30.000 người nước ngoài đã đi tới khu vực do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát để đầu quân cho tổ chức này, và có thể vẫn còn sống.

Theo báo cáo, mối đe dọa tương lai từ những cá nhân này sẽ là điều cộng đồng quốc tế cần quan tâm. "Một số người sẽ gia nhập al-Qaeda hoặc những tổ chức khủng bố khác mới xuất hiện. Một số người sẽ trở thành lãnh đạo hoặc trở thành kẻ cực đoan hóa những người khác", báo cáo nhận định.

LHQ canh bao loat tan cong khung bo anh 1
Theo báo cáo an ninh của Liên Hợp Quốc, mặc dù IS đã bị đánh bại, nhưng những nhân tố dẫn tới sự hình thành của tổ chức này vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: AP.

Báo cáo này dựa trên thông tin được cung cấp bởi cơ quan tình báo của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, và cho thấy cái nhìn phổ quát về tư duy tập thể của các cơ quan an ninh trên toàn thế giới.

Tài liệu này cho rằng mặc dù lãnh thổ địa lý của IS đã không còn, các yếu tố cơ bản tạo dẫn đến sự ra đời của IS vẫn tồn tại. Điều này cho thấy mối đe dọa từ IS và al-Qaeda, hoặc các nhóm khủng bố khác, không có khả năng giảm đi hơn nữa.

Mặc dù đã có ít cuộc tấn công hơn so với năm 2015 và 2016, thời điểm những kẻ cực đoan giết chết hàng trăm người ở Pháp, Bỉ và Đức, mối đe dọa với châu Âu vẫn ở mức cao.

Điều đáng quan tâm là tư tưởng cực đoan của các tù nhân bị ảnh hưởng bởi sự nghèo đói, cảm giác bị bỏ ra ngoài xã hội, nỗi thất vọng, lòng tự trọng thấp và bạo lực. Một thách thức khác là việc phóng thích chuẩn bị diễn ra đối với những người trở về từ IS, vốn bị bắt giữ sau khi tổ chức này sụp đổ.

"Các chương trình giảm cực đoan chưa chứng tỏ được hiệu quả. Những chiến binh cực đoan nhất bị bắt giữ vẫn chưa được thả ra, nhưng họ vẫn là những người nguy hiểm và đặt ra thách thức ở cả bên trong và bên ngoài hệ thống nhà tù", báo cáo nhận định.

Các quốc gia châu Âu ước tính khoảng 6.000 công dân của họ đã đi tới Iraq và Syria để gia nhập IS hoặc các nhóm cực đoan khác. Khoảng 1/3 đã bị giết, trong khi 1/3 khác nằm trong các nhà tù khu vực hoặc chuyển đi nơi khác.

Khoảng 2.000 người trong số này đã quay lại châu Âu, báo cáo cho biết.

Thách thức khác là những người phụ thuộc của các chiến binh khủng bố nước ngoài đang sống tại những trại tập trung quá tải ở Syria, nơi các dân quân do Mỹ hậu thuẫn đang giam giữ hàng nghìn chiến binh và thành viên gia đình của họ.

Theo báo cáo, IS vẫn có khả năng tiếp cận từ 50 triệu đến 300 triệu USD còn lại từ doanh thu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo trước đây, và đang sử dụng số tiền này để duy trì danh tiếng của nhóm là thương hiệu khủng bố hàng đầu toàn cầu.

IS đã 'chết', nhưng tư tưởng và các chiến binh vẫn đe dọa Đông Nam Á

IS đã sụp đổ ở Trung Đông, nhưng hàng loạt vụ tấn công và âm mưu khủng bố bị phá vỡ ở Đông Nam Á cho thấy các chiến binh IS đang về nước, tiếp tục là mối đe dọa cho khu vực này.

Các phe phái Afghanistan hoàn thành đàm phán hòa bình với Taliban

Một số nhân vật quyền lực ở Afghanistan hoàn thành quá trình đối thoại kéo dài hai ngày với lực lượng Taliban ở Doha, Qatar, đặt nền móng cho các cuộc đàm phán hòa bình.


Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm