Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lên án ngoại trưởng Mỹ nói dối, Trung Quốc khẳng định đã 'hy sinh lớn'

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 20/3 yêu cầu Trung Quốc chia sẻ thêm dữ liệu về Covid-19, trong khi Bắc Kinh cáo buộc ông đang nói dối để đổ lỗi cho Trung Quốc.

Đây là những lời “đấu khẩu” mới nhất giữa hai cường quốc, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn lây nhanh trên toàn thế giới, đến nay có hơn 270.000 ca nhiễm, làm cuộc sống nhiều nước phương Tây bị đảo lộn.

Ông Pompeo, người từng gọi virus corona là “virus Trung Quốc” và làm Bắc Kinh nổi giận, nói Bắc Kinh có “nghĩa vụ đặc biệt” với giới khoa học vì biết sớm về căn bệnh lạ, theo AFP.

“Đây không phải là đòi hỏi trừng phạt... Chúng ta cần đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được công bố cho tất cả quốc gia... bao gồm các dữ liệu mà chính quyền Trung Quốc đang có. Đó là điều bắt buộc để bảo vệ an toàn cho mọi người”, ông nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.

Trung quoc len an ngoai truong My covid-19 anh 1

Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều từng gọi virus corona là “virus Trung Quốc”, làm Bắc Kinh nổi giận. Ảnh: AP.


Trả lời Fox News trước đó, ông Pompeo nói Trung Quốc “đã phí những ngày quý giá” sau khi phát hiện virus corona chủng mới, vì đã để “hàng trăm nghìn người” rời Vũ Hán tới nhiều nơi, bao gồm Italy, đất nước mà sau đó trở thành quốc gia có số ca tử vong đứng đầu thế giới.

“Trung Quốc không làm tốt và đặt vô số mạng người vào vòng nguy hiểm”, ông Pompeo nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phản ứng giận dữ về bình luận của ông Pompeo nói Trung Quốc để hàng trăm nghìn người rời Vũ Hán.

“Đừng hé răng nói dối như vậy... Như các chuyên gia WHO nói, nỗ lực của Trung Quốc đã giúp tránh được hàng trăm nghìn ca nhiễm”, bà viết trên Twitter.

Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn khác của Bắc Kinh Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc đã “hy sinh lớn” và đóng góp vào sức khỏe toàn cầu.

“Một số người phía Mỹ đang cố kỳ thị cuộc chiến chống dịch của Trung Quốc, và đổ lỗi cho Trung Quốc”, ông nói.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc lên Twitter, kênh mạng xã hội ưa thích của ông Trump, để công kích tổng thống Mỹ với các hashtag như #TrumpSlump hay #Trumpandemic (tạm dịch: “suy thoái Trump” và “đại dịch Trump”). Đáng chú ý là Twitter vốn bị cấm ở Trung Quốc.

Bà Hoa Xuân Oánh chỉ ra rằng Trung Quốc đã thông báo với Mỹ về virus corona chủng mới ngày 3/1, và Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo công dân Mỹ ở Vũ Hán ngày 15/1. “Vậy mà đổ lỗi cho Trung Quốc đã trì hoãn? Nói thật chứ?”, bà viết trên Twitter.

Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhanh chóng trả lời: “Đến ngày 3/1 thì chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phá hủy các mẫu virus Covid-19, bịt miệng các bác sĩ ở Vũ Hán, và kiểm duyệt các ý kiến lo ngại của công chúng”.

“Bà Hoa nói đúng... Đó đúng là những mốc thời gian mà chúng ta cần mổ xẻ”, bà Ortagus đáp trả một cách thách thức trên Twitter.

Trước đó, ngày 13/3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải để phản đối bình luận của Bắc Kinh ám chỉ quân đội Mỹ đã gây ra đại dịch Covid-19.

“Trung Quốc đang cố đánh lạc hướng những chỉ trích về phần trách nhiệm của mình khi gây ra đại dịch toàn cầu và giấu giếm thế giới”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sau đó.

“Phát tán thuyết âm mưu là nguy hiểm và nực cười".

Giống như Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo từng gọi virus corona chủng mới là “virus Vũ Hán”, đi ngược lại khuyến nghị từ các quan chức y tế thế giới cũng như từ Bắc Kinh, cho rằng gọi bằng tên địa danh như vậy sẽ làm tăng sự kỳ thị, bài ngoại vốn đang diễn ra với người gốc Á ở nhiều nơi.

Việc đổ lỗi về đại dịch Covid-19 bắt đầu từ khi phát giác vụ việc bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán ngay từ đầu đã cố chia sẻ thông tin về loại bệnh lạ. Nhưng ông lại bị cảnh sát địa phương điều tra vì “phát tán tin đồn”, bị yêu cầu im lặng và phải nhận lỗi.

Cuối cùng, khi dịch bệnh lan rộng tại Vũ Hán, bác sĩ Lý và một số người khác được minh oan, nhưng đến ngày 6/2, ông qua đời vì nhiễm chính loại virus này.

Nguy cơ 'nút thắt' trong việc dập dịch toàn cầu

Khi càng nhiều nước đẩy mạnh xét nghiệm, “nút thắt” có thể nằm ở sự thiếu hụt bộ xét nghiệm, cũng như thiếu hụt các vật dụng, nhân lực để tiến hành xét nghiệm.

New York vắng lặng nhưng vẫn còn đó những ánh mắt đang yêu

New York đã ban hành nhiều biện pháp để mọi người ở nhà. Từ một thành phố sầm uất, đông đúc, New York giờ đây vắng lặng: “Không hẳn là tận thế, nhưng cũng giống thị trấn ma”.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm