Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Khủng hoảng thịt lợn' lại đe dọa Trung Quốc

Thịt lợn - một trong những mặt hàng quan trọng tại Trung Quốc - đang tăng giá nhanh. Điều này tạo thêm thách thức cho Bắc Kinh khi nền kinh tế vốn đã lao đao vì dịch bệnh.

Theo Nikkei Asia, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8 khi sản lượng lao dốc. Bắc Kinh buộc phải vào cuộc để bình ổn giá cả trong bối cảnh triển vọng kinh tế đang xấu đi.

Theo số liệu chính thức được công bố cuối tuần trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của tháng 7.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất ghi nhận mức tăng thấp nhất trong 18 tháng, 2,3%. Con số này thấp hơn nhiều so với Mỹ, Anh và các quốc gia đang phải đối mặt với lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, giá thịt lợn - mặt hàng chủ lực tại đất nước 1,4 tỷ dân - đã đi ngược với xu hướng chung. Trong tháng 8, giá thịt lợn trung bình tăng vọt 22,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 20,2% vào tháng 7. Nguyên nhân là sản lượng giảm khiến nguồn cung bị thắt chặt.

thit lon tang gia anh 1

Đi ngược với xu hướng chung, giá thịt lợn tháng 8 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, vượt mức tăng của tháng 7. Ảnh: Reuters.

Giá tăng vọt

Thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các loại thực phẩm nằm trong rổ hàng hóa tính CPI của Trung Quốc.

Tuần này, Chính phủ Trung Quốc cho biết lần đầu tiên trong năm nay, họ đã đầu tư vào dự trữ thịt lợn đông lạnh. Động thái này nhằm bình ổn giá trong bối cảnh Trung Quốc đón Tết Trung thu và Quốc khánh.

Tuy nhiên, các thương nhân cảnh báo rằng việc xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh cũng sẽ không giúp ích nhiều.

"Hầu hết khách hàng của chúng tôi thích thịt lợn tươi hơn là hàng đông lạnh", một người bán thịt lợn ở Thượng Hải cho biết.

Những ngày qua, người tiêu dùng đang mua ít hơn so với giai đoạn trước đợt phong tỏa vào tháng 4. Nguyên nhân là thu nhập của hộ gia đình không đổi, trong khi giá thịt lợn lại tăng

Một người bán thịt lợn ở Thượng Hải

"Những ngày qua, người tiêu dùng đang mua ít hơn so với giai đoạn trước đợt phong tỏa vào tháng 4. Nguyên nhân là thu nhập của hộ gia đình không đổi, trong khi giá thịt lợn lại tăng", ông nói thêm.

Hồi đầu năm nay, Thượng Hải đã bị phong tỏa nhiều tuần để đối phó với các đợt bùng phát dịch Covid-19 mới.

Còn nhà phân tích Deng Shaorui tại Huatai Securities cho rằng sự vào cuộc của Bắc Kinh chỉ làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn.

"Giá thịt lợn sẽ vẫn ở mức cao. Khi nắng nóng giảm đi, tiêu thụ thịt lợn có thể phục hồi", vị chuyên gia nói thêm.

Giá thịt lợn bước vào đà tăng kể từ tháng 5 do số lượng lợn giống sụt giảm khiến sản lượng lao dốc. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng dần phục hồi sau từng đợt phong tỏa.

Theo công ty theo dõi giá thịt lợn www.zhuwang.cc, giá trên toàn quốc đã tăng 53% so với tháng 5 lên 23,34 nhân dân tệ (tương đương 3,4 USD) mỗi kg thịt lợn.

Bắc Kinh vào cuộc

Trong tháng 7, giới chức Trung Quốc đã kêu gọi các đơn vị chăn nuôi lợn tăng tốc giết mổ, và cảnh báo về hành vi tích trữ, cố định giá.

Bắc Kinh cũng đang cố gắng vực dậy nền kinh tế khi các đợt bùng dịch mới đè nặng lên triển vọng tăng trưởng. Đầu tháng này, Trung Quốc đã gia hạn lệnh phong tỏa đối với một số quận tại Thành Đô - một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Thành Đô hiện chiếm 1,7% GDP của Trung Quốc và là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty công nghệ và hãng sản xuất xe lớn như Toyota Motor và Volkswagen Group China.

Ngoài Thành Đô, một số thành phố lớn khác như Thiên Tân, Thạch Gia Trang, Đại Liên và nhiều khu vực ở Thâm Quyến cũng đang siết chặt các hạn chế để chống dịch.

thit lon tang gia anh 2

Triển vọng kinh tế của Trung Quốc đang xấu đi vì các đợt phong tỏa mới và cuộc khủng hoảng trong ngành địa ốc. Ảnh: Reuters.

Nền kinh tế thứ hai thế giới cũng đang lao đao vì cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản. Vào tháng trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bất ngờ cắt giảm lãi suất, bao gồm lãi suất thế chấp tiêu chuẩn, để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tuy nhiên, khoảng 3.000 khu vực trên toàn quốc vẫn được xếp vào nhóm nguy cơ trung bình đến cao. Điều này đồng nghĩa với việc những khu vực này bị áp dụng các hạn chế để phòng dịch.

"Lạm phát giá tiêu dùng đã giảm trong tháng 8, và vẫn ở dưới mức trần 3% được PBoC ưa thích. Điều này tạo ra dư địa cho cơ quan này nới lỏng chính sách hơn nữa", Capital Economics bình luận.

Thách thức đối với kinh tế Việt Nam đang gia tăng

Khi triển vọng của kinh tế thế giới xấu đi, những khó khăn, thách thức đối với đà tăng trưởng của kinh tế trong nước cũng gia tăng, nhất là áp lực lạm phát và xuất khẩu suy yếu.

Tin xấu với đồng nhân dân tệ

Bắc Kinh đã ấn định tỷ giá tham chiếu cho đồng nhân dân tệ ở mức yếu nhất trong 2 năm. Động thái này sẽ khiến đà suy yếu của đồng tiền này nghiêm trọng hơn nữa.

5,8 tỷ USD bị chiếm đoạt ở vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất Trung Quốc

Các nghi phạm đã kiểm soát 4 ngân hàng nông thôn, mời chào lãi suất tới 18% và lừa đảo 5,8 tỷ USD của khách gửi tiền.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm