Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không thể dùng sức mạnh để đánh bại ý chí giành độc lập của Việt Nam

“Ý chí của những người Việt Nam không bao giờ sụt giảm dù họ phải chiến đấu với những đôi chân trần”.

Sau nhiều năm cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, nhiều cuộc mổ xẻ tìm nguyên nhân thất bại của Mỹ đã diễn ra. Người Mỹ cũng dần hiểu ra rằng sức mạnh của con tim có thể chiến thắng bất kỳ một loại vũ khí tối tân nào và họ không thể dùng sức mạnh để đánh bại ý chí giành độc lập của người Việt Nam. Một số cuốn sách như Chân trần chí thép, Người bị CIA cưa chân 6 lần đã cho biết phần nào điều này.

30/4/1975 anh 1

Sách Chân trần chí thép. Ảnh: HQ.

Chí thép đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh

Chân trần chí thép được viết bởi James Zumwalt - một người lính Mỹ, từng tham chiến tại Việt Nam. Cha ông là Đô đốc Elmo R. Zumwalt, Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam, người từng phát động chiến dịch rải chất độc da cam dọc các bờ sông ở miền Nam, để lại hậu quả nặng nề.

Cuốn sách là góc nhìn của một người sĩ quan bên kia chiến tuyến về chí thép đã đóng vai trò như thế nào trong chiến thắng của Việt Nam và thất bại của Mỹ. Bên cạnh đó, đây cũng là nỗ lực của chính tác giả mong muốn lan tỏa thông điệp về hòa giải, hàn gắn những vết thương mà chiến tranh đã để lại cho cả hai phía.

Chân trần chí thép tập hợp những thông tin từ gần 200 cuộc phỏng vấn với cựu chiến binh cũng như một số dân thường Việt Nam. Những người được phỏng vấn bao gồm cả đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Trần Văn Trà; trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn; cùng nhiều sĩ quan cao, trung cấp và một số người có địa vị khác..

Tuy nhiên, mỗi cựu quân nhân đều có một câu chuyện độc đáo để kể. Giữa những câu chuyện riêng của mỗi người, có một sợi chỉ xuyên suốt rất dễ nhận ra đó là sức mạnh ý chí - quyết tâm giành chiến thắng bằng cách vượt qua bất cứ thách thức hoặc hiểm nguy nào.

Trong cuốn sách, James Zumwalt viết: Trong chiến tranh tại Việt Nam, người Mỹ dựa vào sức mạnh công nghệ vũ khí vượt trội, người Việt Nam phải dựa vào những thứ khác. Họ quay về truyền thống của mình - đó là truyền thống chống ngoại xâm có từ nghìn đời, khi đất nước liên tục bị xâm lăng. Trong cả nghìn năm ấy, tinh thần dân tộc và lòng tự hào luôn bùng cháy, thổi lên trong lòng mỗi người dân Việt Nam quyết tâm đánh đuổi ngoại bang.

Tinh thần dân tộc, lòng tự hào và quyết tâm ấy phát triển thành một sức mạnh vĩ đại nhất - một chí thép - giúp họ thực hiện được điều tưởng như không thể. Để cuối cùng, chí thép đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới.

James Zumwalt cũng cho rằng người Mỹ đã không hiểu và đánh giá không đúng sức mạnh của người Việt, đồng thời thừa nhận thất bại của người Mỹ là một điều tất yếu: “Đáng tiếc là chúng ta không hiểu được phẩm chất này của người Việt Nam. Chúng ta không nhận thấy, trong bản phân tích cuối cùng rằng chiến thắng không quyết định bởi công nghệ mà bởi quyết tâm của con người. Ý chí của những người Việt Nam không bao giờ sụt giảm dù họ phải chiến đấu với những đôi chân trần”.

Ý chí quật cường của người chiến sĩ bị CIA cưa chân 6 lần

Cuốn sách Người bị CIA cưa chân sáu lần do tác giả Mã Thiện Đồng chấp bút theo lời kể của chính nhân vật, thiếu tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương.

30/4/1975 anh 2

Bìa sách Người bị CIA cưa chân sáu lần.

Cuốn sách tái hiện quá trình tranh đấu với địch của Nguyễn Văn Thương kể từ khi ông bị kẻ thù bắt đang trên đường vận chuyển tài liệu tối mật ra chiến khu.

Sau khi bị bắt và bị phát hiện có hàng chục năm làm tình báo, kẻ thù đã đã dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ Nguyễn Văn Thương như: Dùng tài sản, gái đẹp, chức tước để mua chuộc ông. Nhưng tất cả những mua chuộc đó đã không lay chuyển được ý chí kiên cường, bất khuất của ông.

Sau khi dụ dỗ Nguyễn Văn Thương bất thành, kẻ thù đã đưa ông vào một quá trình tra tấn kéo dài. “Sau những giây phút cân não căng thẳng, anh vẫn không khai, chúng đã lần lượt vặn gãy cả mười ngón chân, đập nát cả hai bàn chân, cưa từng đoạn chân của anh. Mười lăm ngày cưa một lần. 100 ngày cưa sáu lần, sáu đoạn, hết ‘đôi chân giao liên’ Nguyễn Văn Thương như thế! Họ không cho anh chết để giữ lấy cái lưỡi, hy vọng lấy lời khai của người tình báo”.

Cuối cùng, một trung tá CIA đã phải thốt lên: “Ông là một sinh vật bằng thép! Thử sức nhau suốt bảy tháng nay, chúng tôi đã thua ông!”.

Nguyễn Văn Thương không phải là một sinh vật bằng thép, ông là một con người theo đúng nghĩa của từ này. Sở dĩ, Nguyễn Văn Thương cắn răng vượt qua nỗi thống khổ ghê gớm ấy vì như ông nói, ông chỉ được chọn trong hai điều: “Giữ đôi chân hoặc giữ bí mật của cách mạng. Thương dứt khoát chọn điều thứ hai”.

Sau khi bị cắt cụt hai chân bằng hình thức man rợ đó, Nguyễn Văn Thương được chuyển về nhà giam Hố Nai. Mặc dù vết thương vẫn rỉ máu, nhưng ông vẫn viết truyền đơn gửi cho anh em trong nhà tù. Địch bắt được truyền đơn, tra không ra người viết, chúng biệt giam ông 3 tháng trời trong một chiếc thùng sắt giữa cái nắng như thiêu như đốt. Sau 3 tháng ở đây, khi được thả ra, ông chỉ còn là một bộ xương nặng gần 20 kg. Chúng tiếp tục đày ông ra Phú Quốc.

Qua cuốn sách, có thể thấy dù phải trải qua những cuộc tra tấn tàn khốc, man rợ, vô nhân đạo, nhưng Nguyễn Văn Thương - người chiến sĩ anh hùng vẫn không hề bị lung lạc, kiên định trước sau. Đây là một minh chứng rõ nét cho ý chí quật cường, không chịu khuất phục của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam - một dân tộc anh hùng tất sẽ sinh ra những người con anh hùng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Từ ngày 21/4, Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nữ Phó chủ tịch UBND đầu tiên của TP.HCM sau năm 1975

Sách “Hồi ức Đỗ Duy Liên - Cuộc đời của mẹ” là câu chuyện về cuộc đời của bà Đỗ Duy Liên, nữ Phó chủ tịch UBND đầu tiên của TP.HCM sau ngày đất nước giải phóng (30/4/1975).

Ngày 30/4/1975 trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vừa theo dõi tin kỹ thuật của Cục 2, tôi vừa liên lạc bằng vô tuyến điện thoại tiếp sức với Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Các cánh quân của ta đang tiến rất nhanh.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm