Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không khí ô nhiễm làm giảm tuổi thọ ở châu Á

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ cho thấy, tuổi thọ của hơn 700 triệu người Ấn Độ giảm 3 năm do họ hít không khí bẩn hàng ngày.

a
Các nhà máy nhiệt điện lạc hậu là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Ấn Độ ngày càng trầm trọng. Ảnh minh họa: Wikipedia

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí ở Ấn Độ đã tăng tới mức đáng lo ngại. WHO đánh giá New Delhi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Nồng độ chất độc hại trong không khí ở đây cao gấp 60 lần tiêu chuẩn cho phép.

13 trong tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thuộc Ấn Độ, theo đánh giá của WHO. Theo ước tính của Đại học Chicago tại Mỹ, ô nhiễm không khí khiến hơn 700 triệu người dân Ấn Độ giảm 3 năm tuổi thọ. Trong khi đó, người dân Trung Quốc giảm 5,5 năm tuổi thọ do hậu quả của chính sách tăng trưởng kinh tế không bền vững trước đây.

Khi WHO công bố báo cáo về các thành phố ô nhiễm nhất trái đất, Ấn Độ lập tức bác bỏ kết quả. New Delhi cho rằng WHO đánh giá sai về mức độ ô nhiễm, đặc biệt là tình trạng ở thủ đô New Delhi.  Họ nhấn mạnh rằng WHO tỏ ra không công bằng khi xếp Bắc Kinh ở vị trí 77 trong báo cáo.

Chính phủ Ấn Độ dường như không muốn chấp nhận thực tế rằng mức độ ô nhiễm không khí của họ vượt qua Trung Quốc. Nhiều chuyên gia tin ô nhiễm không khí sẽ là hậu quả không thể tránh khỏi nếu Ấn Độ muốn tăng trưởng nhanh trong 3 thập kỷ tiếp theo, tương tự như Trung Quốc trong 3 thập kỷ trước.

Khi giới truyền thông đặt câu hỏi về kế hoạch giảm lượng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, Prakash Javadekar, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ nói: “Giảm ư? Đó là trách nhiệm của các nước phát triển. Nhiệm vụ đầu tiên của Ấn Độ là xóa đói, giảm nghèo”

Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc thừa nhận đất nước đang phải trả giá cho chính sách tăng trưởng kinh tế không bền vững trong quá khứ. Bắc Kinh đang áp dụng hàng loạt các biện pháp bảo vệ không khí trong "cuộc chiến chống ô nhiễm".

K
Khói bụi dày đặc bao phủ một thành phố của Trung Quốc. Ảnh: Daily Mail

Bắc Kinh định chi 760 tỷ nhân dân tệ (121 tỷ USD) trong chương trình chống ô nhiễm vào năm 2017. Chính phủ Trung Quốc coi giao thông công cộng là mặt trận chủ đạo trong nỗ lực bảo vệ không khí trong các thành phố. Theo chiến lược của họ, các điểm dừng xe buýt sẽ chỉ cách nhau 500 m ở trung tâm. Họ đang thực hiện chính sách “thương mại xanh”, giảm 5% thuế đối với 54 mặt hàng thân thiện với môi trường.

Các nhà máy nhiệt điện lỗi thời sẽ ngừng hoạt động theo chủ trương của chính phủ. Đến năm 2020, thị phần năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm khoảng 20%. 

Trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng ở Ấn Độ phát triển kém. Số lượng xe tư nhân tăng nhanh, góp phần gây ách tắc giao thông. New Delhi chưa tham gia bất kỳ cuộc đàm phán về thương mại xanh và vẫn coi than đá là nguồn năng lượng chính.

Rất nhiều nhà máy nhiệt điện của họ đã lỗi thời và hoạt động không hiệu quả. Ít nhất 1/10 lượng khí thải chứa chất lưu huỳnh độc hại chưa được xữ lý. Hơn nữa, Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm Trung ương của họ hoạt động không hiệu quả.

s
Theo WHO, New Delhi đã vượt qua Bắc Kinh về mức độ ô nhiễm không khí. Nếu Ấn Độ tiếp tục coi than đá là nguồn cung cấp năng lượng chính, mức độ ô nhiễm của họ sẽ còn trầm trọng hơn. Ảnh: Pechino

Nhiều người dân Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc vào các máy phát điện lỗi thời để đối phó tình trạng cúp điện thường xuyên.

Chính phủ Ấn Độ bắt đầu nhận ra tình trạng không khí và bước đầu thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm. Ví dụ, họ đã ngưng chính sách trợ giá cho dầu diesel vào năm ngoái. Tóa án Tối cao Ấn Độ còn đề xuất một khoản phí phụ thu đối với dầu diesel mà xe tư nhân sử dụng tại New Delhi.

Báo cáo vào năm 2014 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, việc áp dụng các chính sách môi trường không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Đó là kết quả mà OECD nghiên cứu ở 44 triệu công ty trong 24 nước thành viên từ năm 1990 tới năm 2012. 

Theo báo cáo của WHO, ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người chết mỗi năm. Thực tế đó khiến môi trường trở thành nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người.  

Cuộc chiến giành khí sạch của người dân Bắc Kinh

Liu Ruiqiang, một người dân ở Bắc Kinh, luôn mang theo thiết bị đo mức độ ô nhiễm không khí. Nếu nhận thấy không khí quá bẩn, anh sẽ không cho con gái ra khỏi nhà.

Trung Quốc quyết chống ô nhiễm môi trường bằng bàn tay sắt

Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, tuyên bố chính phủ sẽ trừng phạt nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm