Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khối OPEC+ lần đầu giảm sản lượng dầu trong năm

Khối các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới (OPEC+) ngày 5/9 quyết định giảm 100.000 thùng dầu bơm ra thị trường thế giới mỗi ngày.

Quyết định do bộ trưởng năng lượng các nước thành viên đưa ra, và việc tăng sản lượng dầu của OPEC+ sẽ có hiệu lực kể từ tháng 10. Đây là lần đầu tiên nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ này giảm sản lượng trong năm 2022, AFP cho biết.

opec+ giam san luong dau anh 1

Các bộ trưởng năng lượng nhóm OPEC+ ngày 5/9 lần đầu quyết định cắt giảm sản lượng trong năm 2022. Ảnh: AP.

Quyết định lần này được coi là động thái đảo ngược quyết định tăng 100.000 thùng dầu mỗi ngày được đưa ra hồi tháng 8 và được triển khai từ tháng 9. Khi đó, khối này đã cho biết động thái gia tăng sẽ chỉ có hiệu lực trong một tháng.

Việc OPEC+ giảm sản lượng dầu không phải là điều bất ngờ đối với giới quan sát thế giới.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg hôm 22/8, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, cảnh báo khối các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng để nâng giá.

“Quyết tâm của chúng tôi càng gia tăng khi chứng kiến sự biến động tai hại hiện nay, làm đảo lộn khả năng vận hành cơ bản của thị trường và gây hại tới sự ổn định của thị trường dầu”, hoàng tử Abdulaziz nói.

Trước cuộc gặp của các bộ trưởng năng lượng OPEC+ ngày 5/9, giá dầu đã tăng hơn 2 USD/thùng, Reuters cho biết.

Từ mức đỉnh điểm trên 120 USD/thùng hồi tháng 6, giá dầu thế giới đã giảm về mức dưới 100 USD/thùng với các mối lo ngại về suy thoái trong tương lai.

Trong khi đó, triển vọng thỏa thuận hạt nhân Iran hồi sinh - vốn sẽ giúp nước này đưa dầu trở lại thị trường thế giới - cũng có thể khiến giá dầu tiếp tục giảm.

Theo Financial Times, nếu các bên đạt được thỏa thuận hạt nhân mới, Iran có thể xuất khẩu 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày ra thị trường quốc tế - tương đương với khoảng 5% tổng sản lượng của OPEC.

Theo đó, giá dầu thô sẽ rơi xuống mức 70-80 USD/thùng trong kịch bản OPEC không giảm sản lượng, hãng tư vấn Energy Aspects nhận định.

Tính toán của G7 khi áp giá trần với dầu Nga

Việc các nước G7 nhất trí áp mức giá trần đối với dầu Nga là động thái mới nhất của phương Tây nhằm kìm hãm Moscow nắm thế chủ động trong thị trường năng lượng toàn cầu.

Lý do giá dầu diesel lần đầu đắt hơn xăng

Do nhu cầu trên thế giới tăng mạnh với dầu diesel, nhiều nước tích trữ chuẩn bị cho mùa đông, nên giá trong nước tăng mạnh, vượt giá xăng.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm