Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó ngủ, uể oải vì lướt TikTok

Vượt qua Instagram và Facebook, TikTok trở thành nền tảng mạng xã hội có ảnh hưởng xấu nhất đến chất lượng giấc ngủ của người dùng.

Theo cuộc khảo sát trên 2.021 đối tượng, 89% người cảm thấy uể oải vì “lướt” TikTok trước khi ngủ. Họ thường mất 67 phút để đi vào giấc ngủ sau khi sử dụng mạng xã hội này.

Khảo sát của chuyên trang giấc ngủ Sleep Junkie cũng cho thấy tác động của Snapchat và Instagram làm gián đoạn giấc ngủ của con người. Những người dùng 2 mạng xã hội này cho biết họ mất khoảng 56 phút để chìm vào giấc. Trong khi đó, sau khi sử dụng Facebook và Twitter trước khi ngủ, người dùng mất khoảng 45 phút để ngủ hẳn.

anh huong cua tiktok anh 1

Trung bình người dùng TikTok mất hơn 1 giờ để chìm vào giấc ngủ, gấp đôi thời gian so với khuyến cáo của chuyên gia. Ảnh: Shutterstock.

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên, các chuyên gia cho rằng TikTok là nền tảng ảnh hưởng xấu nhất đến giấc ngủ con người. Hành vi “lướt” TikTok sản sinh ra hormone adrenaline và dopamine làm tăng hưng phấn, khiến người dùng sẵn sàng dành hàng giờ xem các đoạn video ngắn. Mặt khác, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại cũng ngăn cản việc tiết ra melatonin, hormone điều hòa giấc ngủ.

“Con người hiện gặp phải nhiều vấn đề với giấc ngủ hơn bao giờ hết. Bằng chứng là 78% người trưởng thành mắc phải chứng mất ngủ”, Dorothy Chambers, chuyên gia tại Sleep Junkie, chia sẻ. Bà cũng cho rằng phương pháp giúp giải quyết các vấn đề trên không hề khó tìm trên Internet, nhưng mấu chốt nằm ở chỗ các ứng dụng mạng xã hội đang ngày càng làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta.

TikTok đã có sự tăng trưởng đột biến trong đại dịch Covid-19, với số lượng người dùng thường xuyên tăng mạnh từ 700 triệu lên 1 tỷ chỉ trong một năm. Tuy nhiên, nền tảng video ngắn này cũng vướng phải nhiều tranh cãi về thuật toán đề xuất nội dung “Dành cho bạn” (For You) đình đám của mình.

Thuật toán của TikTok đề xuất hàng loạt các bài hát, xu hướng nổi bật, các ảnh chế, meme nổi tiếng phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng đối tượng. Việc đa dạng thông tin cũng khiến TikTok không thể kiểm soát được những nội dung trên nền tảng của họ. Các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến nhận thức và sức khỏe tinh thần xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội này, theo ABC News.

Do đó, TikTok đã bị cấm tại Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh. Mỹ và Australia cũng có thể có biện pháp mạnh mẽ với mạng xã hội này.

Metaverse chưa thực sự tồn tại

Dù được nhắc đến rất nhiều, thế giới ảo của Facebook hay Microsoft chưa đủ yếu tố để gọi là metaverse.

TikTok soán ngôi Google trở thành trang được truy cập nhiều nhất

Theo dữ liệu mới từ CloudFlare, TikTok đã soán ngôi Google để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới.

Thúy Liên

Theo New York Post

Bạn có thể quan tâm